Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vẫn gặp khó khi triển khai ở tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm hc 2023-2024, TP.HCM vn gp nhiu khó khăn khi trin khai Chương trình GDPT 2018 bc tiu hc khi tiếng Anh, tin hc tr thành môn hc bt buc t năm lp 3…


TP.HCM vn gp nhiu khó khăn khi trin khai Chương trình GDPT 2018  tiu hc

Không th “chi” khi dy tiếng Anh tăng cưng

Thầy Võ Văn Khánh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Tân (Q.Bình Tân) cho hay, khó khăn của quận là thiếu giáo viên tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc. Theo Nghị quyết 04 của HĐND TP.HCM thì tiếng Anh tăng cường được thu 100 ngàn đồng/học sinh/tháng trong năm học 2023-2024, song theo Chương trình GDPT 2018 thì quy định ở khối lớp 3, 4 là không thu vì dạy bắt buộc (4 tiết/tuần).

“Nếu một trường mà đủ giáo viên thì không có gì khó khăn cả. Còn nếu trường mà thiếu giáo viên thì 4 tiết nghĩa vụ này đã không có giáo viên rồi mà còn không được thu tiền để chi trả thì càng khó khăn. Với việc chi trả cho việc giảng dạy tiếng Anh ở khối lớp 3, 4 là từ nguồn chi ngân sách, chi sự nghiệp nhưng nếu với trường không có dạy 2 buổi/ngày thì làm sao có nguồn này để chi” – thầy Khánh đặt vấn đề.

Tại quận 1, từ năm 1998 đến nay, để giữ chân, động viên giáo viên tiếng Anh tiểu học có trình độ, có tâm huyết gắn bó với nghề, bên cạnh lương ngân sách, phụ cấp thì các trường tiểu học trên địa bàn quận áp dụng chi trả thêm lương tiếng Anh tăng cường cho giáo viên khi đứng tiết từ tiết thứ nhất, theo quy chế chi tiêu nội bộ của từng trường. Chính sách đã giúp quận đảm bảo đủ nguồn giáo viên tiếng Anh đứng lớp, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường.

Tuy nhiên, theo cô Đỗ Ngọc Chi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm học 2023-2024 theo Chương trình GDPT 2018 đối với dạy tăng cường tiếng Anh ở khối 3, 4 với 4 tiết bắt buộc thì không thể thu tiền tiếng Anh tăng cường là 100 ngàn đồng/học sinh/tháng như Nghị quyết 04 quy định. “Từ năm học trước khi Chương trình GDPT 2018 áp dụng ở lớp 3, việc dạy tiếng Anh tăng cường cũng không thu tiền thì từng trường cũng cân đối, tính toán để đảm bảo đời sống cho giáo viên tiếng Anh để thầy cô tiếp tục tâm huyết. Thế nhưng năm nay khi thực hiện thêm lớp 4 nữa thì bài toán này là khó khăn, rất cần Sở GD-ĐT TP.HCM có hướng mở để hỗ trợ giáo viên tiếng Anh…” – cô Đỗ Ngọc Chi tâm tư.


Năm hc 2023-2024 là năm th 4 Chương trình GDPT 2018 trin khai  tiu hc

Trong khi đó, thầy Lê Ngọc Phong – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình (Q.4) cho biết, đa phần các trường tiểu học trên địa bàn Q.4 đều phải thuê máy tính để giảng dạy tin học, rất ít trường có được trang bị phòng máy. Kinh phí chi trả việc thuê máy tính từ nguồn thu thỏa thuận với phụ huynh.

“Tại trường, do thiếu máy nên 2 học sinh đang phải học chung một máy vi tính. Song, nếu trường thuê tăng thêm số máy để đảm bảo mỗi học sinh 1 máy thì mức thu sẽ vượt mức trong Nghị quyết 04 thì rất khó khăn. Trường đã kiến nghị với quận trang bị máy vi tính song vẫn cần thời gian”.

Kinh phí hot đng ca hc sinh “gánh” chi tr cho giáo viên

“Vừa thiếu giáo viên, vừa thiếu tiết nghĩa vụ” là thực tế tại nhiều trường tiểu học trên địa bàn Q.Gò Vấp khi triển khai Chương trình GDPT 2018 ở các môn như tiếng Anh, âm nhạc, mỹ thuật.  Để giải quyết bài toán này, ông Trịnh Vĩnh Thanh – Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp cho hay, buộc lòng các trường phải hợp đồng, thỉnh giảng giáo viên. Thế nhưng khó khăn là lại không được lấy kinh phí từ nguồn ngân sách định biên để chi trả mà phải lấy từ kinh phí hoạt động của học sinh sau khi trừ đi các khoản như lương, bảo hiểm…

“Mỗi học sinh tiểu học Q.Gò Vấp được cấp 1 triệu đồng/năm nguồn kinh phí hoạt động. Do phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên nên mỗi học sinh chỉ còn 500 ngàn đồng/năm để làm kinh phí hoạt động, không đủ để tổ chức các hoạt động giáo dục. Như vậy, liệu có đạt được mục tiêu mà Chương trình GDPT 2018 hướng tới” – ông Thanh nêu vấn đề.

Do vậy, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp cho rằng cần có nguồn kinh phí giải quyết việc trường tuyển không đủ giáo viên thì phải có nguồn để trường chi trả việc thỉnh giảng, trả thêm giờ cho giáo viên, chứ nếu không thì sẽ không có nguồn kinh phí để trường tổ chức các hoạt động giáo dục, thiệt thòi cuối cùng là học sinh.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết hiện nay giáo viên dạy tiếng Anh, tin học, mỹ thuật, âm nhạc đều được yêu cầu trình độ đại học. Thế nhưng giờ nghĩa vụ của giáo viên đang khác nhau, theo hướng giáo viên cấp thấp thì dạy nhiều tiết hơn: tiểu học dạy 23 tiết/tuần; THCS là 19 tiết/tuần; THPT là 17 tiết/tuần, do vậy có xu hướng giáo viên sau khi tốt nghiệp đại học hướng đến dạy THPT để nhẹ nhàng hơn, có nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống hơn ở bậc tiểu học.

Về việc thiếu giáo viên tiểu học như mỹ thuật, âm nhạc, tin học, tiếng Anh, ông Hiếu thông tin, sở đã kiến nghị với Bộ GD-ĐT về nhu cầu, về giờ nghĩa vụ của giáo viên dạy các môn tin học, ngoại ngữ. Song song đó, sở đã có sự chủ động. Phòng Tiểu học – Sở GD-ĐT TP.HCM đang trình đề án thu hút giáo viên ngoại ngữ, tin học, âm nhạc, mỹ thuật ở bậc tiểu học.

“Các trường cần có giải pháp bố trí giáo viên dạy tiếng Anh từ lớp 3 trở lên có thể tham gia dạy ở lớp 1, 2, cân đối lại giờ dạy để đảm bảo thu nhập cho thầy cô trong điều kiện thành phố còn nhiều khó khăn” – ông Hiếu yêu cầu.

Riêng về khó khăn trong trang bị máy vi tính để giảng dạy tin học, ông Nguyễn Văn Hiếu thông tin, từ năm học 2022-2023 UBND TP.HCM đã có văn bản đưa máy tính ra ngoài danh mục thiết bị mua sắm tập trung để tháo gỡ cho các địa phương, nhà trường trong trang bị máy tính phục vụ dạy tin học tiểu học theo Chương trình GDPT 2018.

Ông yêu cầu Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD-ĐT phải tham mưu, phối hợp với các sở ngành, làm sao đưa danh mục mua sắm máy tính là một thiết bị dạy học trong danh mục các thông tư của Bộ GD-ĐT.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)