Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vận hành hiệu quả cổng nhận và giải đáp thông tin cho người dân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mi đây, ti phiên hp ln th ba ca y ban Quc gia v chuyn đi s, B Thông tin và Truyn Thông đã công b kết qu ch số chuyển đổi số (DTI) năm 2021. TP.HCM tăng 2 bc so vi năm 2020, vươn lên đng th 3 toàn quc v DTI.


TP.HCM đy mnh ng dng dch v công trc tuyến mc đ 3, 4 to thun li cho ngưi dân, doanh nghip đến thc hin th tc hành chính

Hp trc tuyến phát huy hiu qu trong công tác phòng, chng dch

Kết quả đánh giá, xếp hạng DTI dựa trên 9 chỉ số chính được phân thành nhóm chỉ số nền tảng chung và nhóm chỉ số về hoạt động. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 6 chỉ số chính: Nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nhân lực số; an toàn thông tin mạng; đô thị thông minh (không tính điểm vào DTI cấp tỉnh). Nhóm chỉ số về hoạt động gồm 3 chỉ số chính: Hoạt động chính quyền số; hoạt động kinh tế số; hoạt động xã hội số.

Năm 2021, TP.HCM phải đối mặt với nhiều khó khăn chưa từng có tiền lệ. Cả hệ thống chính trị căng mình đối phó với dịch bệnh Covid-19. Nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc triển khai chuyển đổi số, TP.HCM đã triển khai các nền tảng quan trọng, bao gồm: Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu TP (LGSP) để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị tại TP và kết nối liên thông thành công với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, thực hiện liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia và các hệ thống thông tin của các bộ, ngành.

Thứ hai, nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung từ kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở tích hợp các cơ sở dữ liệu hiện có tại các sở, ngành về kho dữ liệu dùng chung của TP.

Bên cạnh đó, TP đã triển khai cổng dữ liệu của TP, thực hiện chia sẻ dữ liệu cho các sở, ban, ngành, quận, huyện khai thác và sử dụng, bao gồm thông tin doanh nghiệp; hộ kinh doanh cá thể; giao dịch đảm bảo; đăng ký quyền sử dụng nhà ở, đất ở; cơ sở khám chữa bệnh; chứng chỉ hành nghề y; cơ sở giáo dục; dịch vụ giáo dục; dự án đầu tư nước ngoài; dự án đầu tư công; thông tin giá thị trường của một số mặt hàng thiết yếu. TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành vấn đề số hóa dữ liệu hộ tịch và đưa vào kho dữ liệu dùng chung của Bộ Tư pháp.

Thứ ba, nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn TP phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước. Hệ thống giúp lãnh đạo TP và các đơn vị có thể tra cứu, giám sát từng kiến nghị; theo dõi chất lượng, tình hình xử lý phản ánh kiến nghị, kịp thời ra quyết định điều hành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ tư, nền tảng họp trực tuyến đã góp phần thay đổi phương thức làm việc từ trực tiếp sang trực tuyến và đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch của TP.

Nền tảng đã và đang được TP tập trung đẩy mạnh và phát triển trong thời gian sắp tới là nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp và nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức. Mục tiêu phát huy sức mạnh của trí tuệ nhân tạo trong việc hỗ trợ người dân và cán bộ công chức.

Cũng trong năm 2021, TP đã triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng chống dịch. Một số ứng dụng nổi bật như: Hệ thống bản đồ điện tử phục vụ công tác phòng chống dịch; Cổng thông tin Covid-19 TP; Cổng thông tin an toàn Covid; ứng dụng quản lý và hỗ trợ tìm giường ôxy.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2022, TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, cải thiện DTI của TP với các nhiệm vụ trọng tâm.

Tiếp tc vn hành hiu qu Cng thông tin 1022

Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác truyền thông chương trình truyền thông IT TODAY năm 2022 để tuyên truyền kết quả triển khai chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh.

Đồng thời, đẩy mạnh chỉ đạo tuyên truyền trên các báo, đài về các kết quả, các dịch vụ tiện ích do quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số mang lại. Vận hành cổng thông tin chuyển đổi số của TP đặt tại địa chỉ https://chuyendoiso.hochiminhcity.gov.vn.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng tham mưu UBND TP ban hành bộ chỉ tiêu chuyển đổi số tại các sở, ban, ngành, quận, huyện và TP.Thủ Đức. Triển khai cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử TP trở thành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất của TP thực hiện kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia của Văn phòng Chính phủ và hệ thống xác thực, định danh của Bộ Công an.

Đặc biệt, tiếp tục vận hành hiệu quả cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn TP (Cổng thông tin 1022). Triển khai một ứng dụng di động thống nhất nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng tham mưu UBND TP ban hành chiến lược dữ liệu TP. Năm 2022, ưu tiên tổ chức triển khai dữ liệu dùng chung khối đô thị (đất đai, xây dựng, giao thông, quy hoạch), an sinh, y tế và giáo dục để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục mở rộng việc ứng dụng khai thác, sử dụng dữ liệu số hóa sổ hộ tịch trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ phải nộp, giảm thời gian giải quyết hồ sơ, giảm đi lại cho người dân.

Tiếp tục hoàn thiện cổng thông tin điện tử, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.

Nguyn Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)