Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vận hành STEM thời giáo dục 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc STEM không còn quá xa l vi giáo dc 4.0. Phương thc giáo dc này cho phép ngưi hc hưng đến các hot đng thc hành, vn dng kiến thc đ to ra sn phm, gii quyết các vn đ ca thc tế cuc sng. Tuy nhiên, đ trin khai mt cách hiu qu, STEM cn phi đưc hiu đúng đ làm đúng. Nhiu trưng TP.HCM đã nhìn nhn và đánh giá mt cách trung thc, khách quan đc vào vn hành cho năm hc mi đt hiu qu cao nht vi phương thc dy – hc tiên tiến này…

Hc sinh Trưng THPT Gia Đnh trong gi hc theo đnh hưng STEM

STEM cn cái nhìn linh hot

Tại TP.HCM, vài năm trở lại đây, giáo dục STEM đã được rất nhiều trường chủ động triển khai, đưa vào trong hoạt động giảng dạy và bước đầu đã đạt được những tín hiệu vui. Có thể kể đến những đơn vị tiên phong như THCS Lê Quý Đôn (Q.3), THCS Trần Quốc Toản (Q.2), THCS – THPT Đinh Thiện Lý (Q.7), THPT Phú Nhuận, THPT Trần Khai Nguyên, THPT Nguyễn An Ninh, THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Gia Định… Ở từng đơn vị lại có những hình thức triển khai STEM linh hoạt khác nhau, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng học sinh.

Cụ thể, Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3) tiên phong đưa kính thực tế ảo vào trong những giờ học, biến các tiết học thành những chuyến du hành mà mỗi học sinh đều trở thành một nhà khám phá, nhà khoa học, trực tiếp tìm hiểu kiến thức. Ngoài công nghệ thực tế ảo, đơn vị này còn áp dụng thêm 2 phòng học STEM khác là phòng học ngoại ngữ, khoa học bằng iPad; nhà kính vườn sinh vật 4.0, trồng rau sạch mà có thể quản lý bất cứ khi nào, ở đâu bằng phần mềm theo định hướng Internet of things. Bên cạnh sự mạnh tay đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường, mỗi giáo viên trong trường, ở nhiều bộ môn cũng “chịu làm”, đưa STEM vào không chỉ bộ môn khoa học mà còn cả ở bộ môn xã hội, mang đến sự thích thú không nhỏ cho học sinh.

“Làn gió” STEM lại được Trường THCS Trần Quốc Toản (Q.2) “thổi” vào trong giáo dục nhà trường bằng định hướng phát triển của trường, thông qua hình thức CLB và dạy học trải nghiệm. CLB Nghiên cứu khoa học của nhà trường được mở ra không chỉ là sân chơi khoa học thú vị mà còn là bước đệm “khơi lên” trong học sinh sự thích thú, ứng dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, qua đó đẩy mạnh giáo dục STEM vào trong hoạt động dạy và học của trường. Cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm trong mỗi tiết học cũng được giáo viên triển khai, thực hiện xuyên suốt, giúp học sinh tự mình chủ động lĩnh hội kiến thức.

Ở bậc THPT, Trường THPT Gia Định là một trong những đơn vị tiên phong đưa giáo dục STEM vào trong nhà trường. Không chỉ mạnh về nghiên cứu khoa học, các CLB học thuật, STEM còn được từng giáo viên bộ môn chủ động đưa vào trong các giờ học của mình, giúp học sinh “học cho ra sản phẩm” ngay trên lớp. Năm học 2018-2019 vừa qua, đơn vị này cũng đã đăng cai tổ chức “Hội giảng Liên môn định hướng giáo dục STEM” cho đông đảo giáo viên THPT trên toàn thành phố.

Theo TS. Phạm Đăng Khoa (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) cho hay, việc đưa giáo dục STEM vào trong giảng dạy là động thái để nhà trường đổi mới hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Là cơ hội để giúp học sinh vận dụng các kiến thức của các bộ môn công nghệ, khoa học, kỹ thuật, toán học để thực hiện các ý tưởng, tạo ra các sản phẩm giải quyết những tồn tại của cuộc sống. “Để triển khai STEM hiệu quả, từng đơn vị trường học, từng giáo viên phải có sự linh hoạt. Cơ sở vật chất chỉ là một phần yếu tố quyết định, điều cần nữa là sự dám nghĩ, dám làm, dám chủ động, dám thay đổi của mỗi giáo viên để mang đến những tiết học sáng tạo, mới mẻ cho học sinh”, TS. Khoa nhấn mạnh.

STEM không phi là hình thc thêm vào tiết hc

Không thể chối cãi những “hay ho” mà giáo dục STEM mang lại khi tạo ra sự thích thú, lôi cuốn học sinh. Thế nhưng, trên thực tế triển khai, không ít giáo viên đã có sự nhầm lẫn, lúng túng khi đưa hình thức này vào trong môn học của mình.

Hc sinh Trưng THCS Lê Quý Đôn (Q.3) trong mt gi hng dng STEM

“Các giáo viên vẫn phải vừa dạy vừa học. STEM là phương pháp giáo dục khá mới nhưng lại đang được áp dụng cho một chương trình SGK cũ. Chính sự khập khiễng này đã đặt lên áp lực cho các thầy cô. Vì vậy, để mang STEM vào môn học, trong thời điểm hiện nay, mỗi giáo viên phải sẵn sàng thay đổi tư duy, phương thức tiếp cận vấn đề, sẵn sàng lĩnh hội và thay đổi”, cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định) chia sẻ.

Theo cô Khánh Vân, hiện tại, nhiều giáo viên vẫn đang có sự nhầm lẫn giữa giáo dục STEM và dạy học dự án. Trong khi đó, dạy học dự án là một phương pháp dạy học tích cực theo kiểu dài hơi, còn giáo dục STEM là “thứ” mà thầy cô có thể áp dụng ngay trong lớp, trong chính tiết học của mình.

Tương tự, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) cũng cho rằng, với giáo dục STEM hình như giáo viên mới chỉ đang “gồng” để thay đổi phương pháp, chứ chưa có sự thay đổi một cách đồng bộ từ giáo trình, thời lượng kiến thức thực tiễn trong chương trình và cả yếu tố cơ sở vật chất.

Nhìn nhận về giáo dục STEM được triển khai hiện nay ở bậc phổ thông, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT) chỉ ra rằng, hiện tại nhiều giáo viên đang coi STEM là một phương thức thêm vào trong chương trình dạy mà chưa có sự nhìn nhận rằng STEM là một phương thức để truyền tải chính chương trình. “Một cách đúng đắn, khi triển khai giáo dục STEM vào trong môn học của mình, thầy cô phải để cho học sinh được tự mình tìm hiểu kiến thức bài học chứ không phải là sự rào trước kiến thức của thầy cô. Dù bằng hình thức tiếp cận kiến thức nào, các thầy cô cũng phải để học sinh được thử. Quan trọng là học sinh sẽ biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn”, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.

Đ Yến Hoa

 

Bình luận (0)