Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Văn hóa đọc khát khao sự hiểu biết!

Tạp Chí Giáo Dục

Sách xng đáng là mt tưng đài di sn ca tri thc và văn hóa nhân loi. Đ tôn vinh sách, năm 1996, Hip hi các nhà xut bn toàn cu ti Barcelona, đã đ ra ý tưng xây dng “Ngày sách thế gii”. Cùng năm đi hi ln th 28 ca UNESCO đã chính thc quyết đnh ly ngày 23-4 hàng năm là ngày “Ngày sách và bn quyn thế gii” và Vit Nam ta ly ngày 21-4 hàng năm (t năm 2014) làm Ngày sách Vit Nam.


Văn hóa đc vn thu hút gii tr ti các mùa hi sách

Sách ngưi thy vĩ đi

Sách là một trong những sáng tạo giản dị nhất, nhưng cũng kỳ diệu nhất của con người. Nó là một vật thể hữu hình, nhỏ bé nhưng có thể chứa đựng hầu như tất cả các giá trị, các sáng tạo của nhân loại.

Theo nhiều tài liệu, thuật ngữ “sách” (book) được dùng hiện nay, nhằm mở rộng thuật ngữ “các cuộn giấy” (scrolls) dùng trong thời kỳ cổ đại, mặc dù chúng không thật giống với hình thức một cuốn sách ngày nay. Theo nghĩa thuộc lĩnh vực biên tập, từ “sách” còn được dùng để chỉ một số tác phẩm văn học cổ đại (như “Sách về người chết” của người Ai Cập) hoặc các bộ phận chính của một tác phẩm văn chương (như các sách về kinh thánh). Đến nửa cuối thế kỷ XX, các tiến bộ về công nghệ đã mở rộng định nghĩa về sách, bao hàm trong đó cả sách âm thanh (audiobook), sách điện tử (electronic book hay e-book). Như vậy nếu lấy mốc từ những trang sách đầu tiên được làm bằng đất từ người Sumer, người Babylon và người vùng Lưỡng Hà cổ xưa sử dụng, thì nhân loại đã có sách từ hơn 6 ngàn năm về trước. Trải qua ngần ấy thời gian, loài người đã làm ra sách với hằng hà sa số, cả “rừng sách”, “thành phố sách”… Các ngành thư viện học, thống kê học, các nhà thư mục ở các nước trên thế giới không ngừng gia tăng, đủ để biết sách vở là kho tri thức vô tận, là tài sản quý báu nhất của con người và lưu truyền suốt chiều dài lịch sử.


Theo ThS. Nguyn Hiếu Tín, sách chính là văn hóa và vic đc sách cũng th hin phong đ văn hóa

Do vậy, sách chính là văn hóa và việc đọc sách cũng thể hiện phong độ văn hóa. Có thời, người xưa quan niệm hơi cực đoan rằng: “Vạn sự ban giai hạ thử, duy hữu độc thư cao”, nghĩa là mọi thứ trên đời đều thấp kém, duy nhất chỉ có đọc sách là thanh cao. Có người thích đọc trong căn phòng tĩnh mịch, người thích đọc ở góc núi thanh bình, trời mây phiêu lãng, người thích đọc trên những chuyến tàu xuôi ngược… mỗi người mỗi vẻ trong kiểu đọc sách cho riêng mình. Triết gia Phạm Công Thiện cho rằng: “Đọc một quyển sách là mơ màng qua quyển sách. Sách chỉ là cái cớ để tha hồ mơ mộng mà không bị gọi “đãng trí”. Có lẽ cái hay của việc đọc sách là ở chỗ đó”.

Văn hóa đc – khai m tâm trí

Kho tàng trí tuệ của loài người trong sách không phải chỉ để chiêm ngưỡng, mà từ sách, trong sách cho con người một năng lượng mới, một trình độ mới, một phát triển mới. Đó là nơi tạo ra năng lượng trí tuệ cho con người tái sáng tạo, phát minh những điều kỳ thú. Không phải ngẫu nhiên, trong lời tựa thiên “Nghệ văn chí sách Lê triều thông sử”, Lê Quý Đôn đã dùng quẻ Bí để giải thích sách như là một quá trình phát triển bao gồm hai giai đoạn là “làm sách” và “đọc sách”, tương đương với hai giai đoạn để tạo nên văn hóa là giai đoạn thành “nhân văn” và giai đoạn đem cái nhân văn ấy “hóa thành” xã hội, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Theo đó, quá trình “làm sách” hay quá trình hình thành “nhân văn” đã được Lê Quý Đôn giải thích bằng hiện tượng con người nắm vững các quy luật vận động của thế giới tự nhiên và của xã hội, để điều chỉnh các hành vi của mình. Còn quá trình “đọc sách” không chỉ là thao tác đọc, mà là học tập, đem tri thức, những quy luật đã thu nhận được ứng dụng vào đời sống, xã hội để hóa thành “văn hóa”.

 Vit Nam, theo s liu báo cáo cho thy mi ngưi Vit ch đc khong 0,8 cun sách/ năm. Con s này có th gia tăng chút ít theo năm tháng, nhưng khiến cho nhng ai tha thiết vi văn hóa đc, tương lai ca tr em và giáo dc nưc nhà phi git mình suy ngm. Trong quá trình phát trin và hi nhp thế gii, ngưi Vit ngày càng nhn ra l hng ln trong nn tng văn hóa ca bn thân. Có l, đ rút ngn khong cách vi các nưc tiên tiến trong khu vc và thế gii, bù đp các l hng và đem li ngày mt nhiu cơ hi cho tr em khát khao tri thc, mt trong nhng cách hiu qu nht là đưc tiếp cn vi sách ngay t sm, đ hình thành nên văn hóa đc, mang li nhng tư duy tích cc và khai m trí tu, kiến to nên tương lai tươi sáng.

Chợt nhớ đến câu hỏi của người Do Thái lúc dạy con cháu của họ: “Khi cháy nhà, chúng ta nên mang theo cái gì?”. Và câu trả lời đầy bất ngờ của họ nói với con rằng: “Hãy mang theo sách”. Nhắc đến người Do Thái, chúng ta thường nghĩ ngay đến một dân tộc thông minh, giàu có và kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực. Một trong những điều tạo nên thành công của những người Do Thái đó chính là cách họ được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ trong gia đình về cách đọc sách. Theo thống kê, tỷ lệ đọc sách của người Do Thái đứng đầu thế giới. Tại quê hương của những người Do Thái, Isarel chỉ có hơn 8 triệu dân nhưng họ có hơn 1.000 thư viện công cộng và cứ hơn 4.500 người lại có một thư viện. Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Có một tập tục phổ biến của người Do Thái đó là lễ nghi “hôn sách ngọt”. Với ngày lễ này, ngay lần đầu tiếp xúc với sách, bố mẹ Do Thái sẽ nhỏ một giọt mật ong vào sách và cho những đứa trẻ của họ ngửi và nếm nó. Bằng cách này, họ đã dạy con rằng sách rất ngọt ngào. Từ đó, tình yêu với sách sẽ lớn dần lên trong chúng. Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây là nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)