Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Văn hóa đọc trong nhà trường hình thành thói quen đọc sách cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Văn hóa đc chính là ct lõi ca đi mi giáo dc, đt nn móng cho s phát trin xã hi. Phát trin văn hóa đc là yếu t quan trng thúc đy quá trình hc tp, nghiên cu, khám phá tri thc cho c giáo viên và hc sinh.


Nhà trưng cn t chc nhiu hot đng giáo dc lng ghép v sách nhm thu hút s quan tâm ca hc sinh (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Việc hình thành và phát triển thói quen đọc sách ở học sinh đối với các nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhất là xu thế bùng nổ của hệ thống truyền thông nghe – nhìn, việc đọc sách đã có nhiều thay đổi so với trước đây, học sinh ngày càng có xu hướng xa rời việc đọc sách. Vậy làm thế nào để học sinh có thói quen tự học, tự đọc sách, từ đó xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.

Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường giúp thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, hướng tới năng lực tự học suốt đời của con người. Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức cho cả giáo viên và học sinh. Đó còn là hành trình giúp cả học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, phát triển nhân cách, bồi đắp tâm hồn, thắp sáng những ước mơ, lý tưởng cho người học, người đọc. Những biện pháp để tổ chức tốt hơn các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong học sinh hiện nay, gồm: Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc đọc sách cho học sinh. Đây là giải pháp giữ vai trò quan trọng hàng đầu, là cơ sở để thay đổi suy nghĩ và hành động của học sinh, từng bước nâng cao văn hóa đọc cho học sinh. Nhận thức đúng giá trị của đọc sách và văn hóa đọc là cơ sở để mỗi học sinh hình thành thái độ, động cơ đọc sách đúng đắn, không ngừng củng cố và phát triển thói quen đọc sách của bản thân. Hiện nay học sinh thường chỉ đọc sách giáo khoa, đọc sách khi được yêu cầu chứ bản thân chưa hình thành thói quen đọc sách. Muốn vậy phải tuyên truyền những lợi ích thiết thực của việc đọc sách, đọc sách để bồi dưỡng trí tuệ và tâm hồn mỗi con người, để chúng ta có một tâm hồn đẹp, giàu giá trị nhân văn, nhân ái, để chúng ta bắt kịp với sự tiến bộ và phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, cũng cần giúp học sinh hình thành thói quen hàng ngày để việc đọc sách không chịu bất kỳ sự áp lực nào, để nó trở thành nhu cầu tự thân muốn đọc sách mỗi ngày. Thứ hai, cần phát huy các buổi sinh hoạt tập thể như các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp… nên lồng ghép nội dung rèn luyện kỹ năng, thói quen đọc sách, bao gồm phương pháp đọc, kỹ năng tiếp cận sách, đọc sách có mục đích (học tập, nghiên cứu, giải trí…), tiêu chí lựa chọn những cuốn sách đáng đọc.


Theo tác gi, xây dng văn hóa đc trong nhà trưng s hình thành thói quen đc sách cho hc sinh (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Thứ ba, đa dạng các hình thức, không gian, nội dung giới thiệu sách hay: Sử dụng các vách tường, những vị trí nhiều người nhìn thấy để trang trí, treo, vẽ tranh ảnh, khẩu hiệu tuyên truyền trong khuôn viên nhà trường, trước cổng trường để mọi người cùng thực hiện và góp phần phát triển văn hóa đọc. Tổ chức giới thiệu sách hàng tuần dưới sân cờ hoặc ít nhất 2 lần/tháng để giới thiệu những loại sách mới, sách hay, qua đó thu hút sự quan tâm của học sinh. Giới thiệu sách trên website nhà trường, Fanpage, thư viện, khuyến khích các bài viết giới thiệu cảm nhận của học sinh khi đọc sách. Thứ tư, tổ chức các buổi hướng dẫn học sinh đọc sách trên các nguyên tắc: Phát triển tính tự giác, sáng tạo của người đọc, tính hệ thống, tính trực quan của việc tuyên truyền sách, báo, tài liệu. Việc hướng dẫn học sinh đọc sách thực hiện theo từng cấp độ đọc khác nhau. Thư viện có thể phối hợp với Đoàn Thanh niên, câu lạc bộ, tổ bộ môn tổ chức ngày đọc sách, triển lãm sách, báo, tạp chí, thi đọc sách, thuyết trình, giới thiệu về sách; có thể phối hợp với các nhà xuất bản, nhà sách tặng sách và bán sách trợ giá, giảm giá cho bạn đọc; ngày hội trao đổi sách giữa học sinh. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm… tổ chức các tiết đọc sách hiệu quả tại thư viện để dần hình thành thói quen đọc sách ở học sinh. Thứ năm, tổ chức các cuộc thi như viết về cuốn sách tôi yêu, kể chuyện Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh, cuộc thi làm clip, thi vẽ tranh theo chủ đề sách… Ngoài việc tuyên dương, trao giải cần giới thiệu rộng rãi những sản phẩm, gương mặt đạt giải. Thứ sáu, tổ chức giao lưu với diễn giả, giáo viên, cựu học sinh, học sinh… về phương pháp đọc, lựa chọn sách, các tác phẩm từ sách…, tạo cơ hội để học sinh mở rộng tầm nhìn, kích thích niềm đam mê của các em. Tổ chức hoạt động “đổi sách” tức là hướng học sinh có những cuốn sách hay mà các em đã đọc, các em có thể mang lên lớp để đổi với bạn khác. Sau khi đổi sách và đọc các quyển sách đó, tập thể lớp cũng phải có những buổi sinh hoạt tập thể để phản hồi lại những nội dung mình đã đọc.

Cần có những hoạt động giới thiệu về các tác phẩm sách có giá trị, gần gũi với lứa tuổi học sinh qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn chủ điểm. Song song đặt ra vấn đề gợi mở để học sinh có thể tham gia giao lưu với những tác giả, diễn giả có liên quan đến vấn đề được đề cập trong sách. Hoạt động giới thiệu sách, đọc sách trước khi giao lưu là một trong những cách tạo ra một buổi giao lưu chất lượng và hiệu quả.

Phm Văn Cưng
(Phó Hiu trưng Trưng THPT
Tây Th
nh, Q.Tân Phú, TP.HCM)

Bình luận (0)