Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Văn hóa giao tiếp trong ngôn ngữ… teen

Tạp Chí Giáo Dục

Phi nói rng dy hc phn “Tiếng Vit thc hành” các trưng k thut rt khó, đưc mnh danh là môn hc “khô, khó, kh”, nếu ch đưa nhng kiến thc khoa hc cơ bn, hàn lâm vào truyn th cho ngưi hc.

Hc sinh đc văn bn trong tiết hc môn văn (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Cùng với khung kiến thức cơ bản, cần phải vận dụng và chọn ngữ liệu dạy học để phù hợp với năng lực, thói quen và thị hiếu sử dụng ngôn ngữ của lớp trẻ. Vì vậy, tôi thường “săn” thông tin trên các kênh thông tin đại chúng, diễn đàn, trang mạng xã hội để tìm hiểu ngôn ngữ @ hay còn gọi là ngôn ngữ tuổi teen; lấy dẫn chứng “độc, lạ” để so sánh với chuẩn mực ngôn ngữ chính thống nhằm ngăn chặn sự biến dạng ngôn ngữ của dân tộc trước khi quá muộn. Đây cũng là một vấn đề khó, khi giới trẻ hiện nay được sống, giao tiếp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và bản thân các em tiếp xúc với nhiều ngoại ngữ. Nhiều cán bộ chấm thi THPT quốc gia vừa rồi than phiền khi đọc bài làm của thí sinh, rằng: tình trạng thí sinh viết văn như nói, lạm dụng ngôn ngữ teen tràn lan nên người chấm vất vả lắm mới đọc được nội dung, tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu chấm câu nào; có em còn viết kí tự và cả tiếng Anh trong bài làm.

Đây chính là hệ lụy của sự lai căng, chuộng ngoại, thích hiện đại, thích thể hiện cá tính đẳng cấp của một số giới trẻ hiện nay. Ngôn ngữ teen, ngôn ngữ lai căng tràn lan đến nỗi trong giao tiếp hàng ngày có người dù không biết tiếng Anh gặp nhau cũng buột miệng chào như người nước ngoài “hế lô” (hello); để biểu thị sự ưng thuận trong một công việc gì đó cũng hạ một từ: “ôkê”.

Từ lóng, biệt ngữ, nói tắt, ghép các yếu tố của tiếng nước ngoài, sử dụng từ địa phương… trở thành thói quen thoải mái trong giao tiếp của học sinh, sinh viên; xem nói năng bằng ngôn ngữ biến dạng, biến tấu “độc, lạ” mới là thời thượng. Sự lệch chuẩn này còn suy luận được do tiếng Việt vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: K, Q, C (K) hay Z, D, GI (Z).

Chính cách din đt đơn gin hoc phc tp ca ngôn ng trò chuyn (chát) đã làm lch lc cách tư duy, li suy nghĩ ca mt b phn gii tr dn đến xu hưng xa ri chun mc tiếng Vit, khiến cho cách trình bày, dùng t, din đt ngày càng khô cng, lng cng, rm ri, làm mt đi s trong sáng giàu đp ca ngôn ng dân tc.

Xu thế lạm dụng ngôn ngữ teen ngày càng phức tạp hóa. Nó len lỏi không chỉ trong giao tiếp mà trong cả cách trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể hiện cái tôi “phá cách”, giới trẻ đã tạo ra thứ ngôn ngữ kỳ dị méo mó làm hư văn phạm, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Có thể nói thời đại ngôn ngữ 4.0 “lạ hóa” đến choáng. Dạo quanh các trang mạng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vô số những cách viết như: FA (độc thân), G9 (chúc ngủ ngon), No star where (không sao đâu), ga-tô (ghen ăn tức ở), dzìa (về), dzui (vui), thoai (thôi)… Ngôn ngữ teen còn thể hiện qua cách chèn tiếng nước ngoài vào những câu nói như: “Maybe mình không nên đòi hỏi mọi thứ phải trở nên perfect như thế” (Có lẽ mình không nên đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo như thế.) hay ngồi pun’ hok bjk lem’ je^, vo^ ting’~den’ bậu, hok bjk jo’ nay’ bậu đang lam’ j’ (ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến bạn, không biết giờ này bạn đang làm gì)…

Trong thực tế dụng ngôn, phân biệt sự rạch ròi giữa đúng – sai, chuẩn mực – lệch chuẩn đôi khi rất khó. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội được cộng đồng chấp nhận. Ban đầu thấy “lạ tai” rồi dần dần “quen tai”. Không chỉ giới trẻ dùng mà cả giới trung, giới già cũng dùng. Thế là tràn ngập trên facebook, zalo, các trang mạng khác… những cách viết như: “tươi không cần tưới”, “chuẩn không cần chỉnh”, “thích thì nhích”, “ngon lành cành đào”, “buồn như con chuồn chuồn”, “nhỏ như con thỏ”, “ác như con tê giác”, “tự nhiên như cô tiên”, “tào lao bí đao”, “ngây ngây như con gà tây”, “chán như con gián”, “ảo tung chảo”…

Chính cách diễn đạt đơn giản hoặc phức tạp của ngôn ngữ trò chuyện (chát) đã làm lệch lạc cách tư duy, lối suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ dẫn đến xu hướng xa rời chuẩn mực tiếng Việt, khiến cho cách trình bày, dùng từ, diễn đạt ngày càng khô cứng, lủng củng, rắm rối, làm mất đi sự trong sáng giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, phải thừa nhận việc sử dụng tiếng lóng, viết tắt, kí tự có khả năng giúp truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian; có những yếu tố sáng tạo làm cho hoạt động giao tiếp phong phú hơn. Ngôn ngữ là của chung cộng đồng, là sản phẩm của xã hội nên chịu sự tác động của các quy luật xã hội; sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp là quyền của mỗi người, cần được tôn trọng miễn là không vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, xét về góc độ văn hóa, đặc biệt là văn hóa giáo dục có liên quan đến nhân cách con người trong việc phát huy nét đẹp của tiếng Việt, cần lắm sự suy nghĩ nghiêm túc. Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đã chú ý đến năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Những vấn đề của việc thực hành tiếng Việt cần phải được giảng dạy (với các hình thức khác nhau) trong các trường kỹ thuật, vì chất lượng của nguồn nhân lực, người công dân toàn cầu hiện nay không chỉ giỏi chuyên môn mà còn hội đủ những tiêu chí về văn hóa, ngôn ngữ. Thiết nghĩ, các cơ quan truyền thông cần phải hợp tác với ngành giáo dục để tuyên truyền, khẳng định cách nói, cách viết chuẩn mực, hiệu quả của con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Cần có một nỗ lực chung của toàn xã hội để bảo vệ sự trong sáng, lành mạnh của tiếng Việt, khẳng định những giá trị “chân – thiện – mỹ” của tiếng nói, chữ viết đã đồng hành với lịch sử dân tộc Việt qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Trương Th M Châu
(Trưng ĐH Sư phm K thut TP.HCM)

 

Bình luận (0)