Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Văn hóa: Sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Phát trin con ngưi toàn din và xây dng nn văn hóa Vit Nam tiên tiến, đm đà bn sc dân tc đ văn hóa thc s tr thành sc mnh ni sinh, đng lc phát trin đt nưc và bo v T quc” là mt trong 12 đnh hưng phát trin đt nưc giai đon 2021-2030 đưc Đi hi đi biu toàn quc ln th XIII ca Đng xác đnh…


Các đng chí lãnh đo Đng, Nhà nưc và đi biu tham quan Trin lãm “Văn hóa soi đưng cho quc dân đi”. Ảnh: VGP

Văn hóa chưa đưc quan tâm đy đ

Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém cần khắc phục.

“Hạn chế, yếu kém được nhắc lại nhiều lần là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực…”, Tổng Bí thư nói.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – cũng thừa nhận, sau 35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đạt được những kết quả quan trọng, trong đó hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa từng bước được nâng cao. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật, tạo cơ sở pháp lý xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam còn không ít hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó, việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc thể chế hóa đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người chưa theo kịp yêu cầu. Môi trường văn hóa gia đình – nhà trường – xã hội có lúc, có nơi chưa lành mạnh, có mặt xuống cấp…

Cn đt phá xây dng môi trưng văn hóa

Một số đại biểu cho rằng, vấn đề quan trọng khi triển khai thực hiện đường lối xây dựng và phát triển văn hóa con người trong Nghị quyết Đại hội XIII, thực hiện chiến lược văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần xác định cho đúng một số khâu đột phá.

Gợi mở một số định hướng, PGS.TS Đào Duy Quát – Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương – nhấn mạnh, trước hết phải xác định văn hóa quan hệ trực tiếp với một số ngành, lĩnh vực GD-ĐT, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, báo chí truyền thông, di sản văn hóa, văn hóa tôn giáo, văn hóa các dân tộc, hợp tác quốc tế… Theo đó, đột phá xây dựng môi trường văn hóa trên cơ sở sớm hình thành hệ giá trị văn hóa quốc gia và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam. Chỉ đạo đột phá vào khâu xây dựng văn hóa trong Đảng, cơ quan Nhà nước và hệ thống chính trị. Đột phá xây dựng môi trường văn hóa học đường để môi trường học đường thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống. Đột phá xây dựng môi trường văn hóa trong các doanh nghiệp để văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân thực sự là sức mạnh nội sinh cho các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Ngay trong nhiệm kỳ này cơ bản hoàn thành việc thể chế hóa nghị quyết Đại hội XIII về văn hóa, GD-ĐT, khoa học công nghệ để tạo hành lang pháp lý và loại bỏ được các rào cản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và con người Việt Nam phát triển toàn diện.

“Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cho nên cần lập Ban Chỉ đạo Quốc gia hoặc Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam”, ông Quát nhìn nhận.

Còn theo ông Nghĩa thì, để triển khai những chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển và xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, trước hết là xây dựng con người trong đổi mới và phát triển bền vững. Theo đó, tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa. Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, văn nghệ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý; cho các lĩnh vực then chốt, đặc thù.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, Tổng Bí thư đề nghị khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia – dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: “Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo”…

Tổng Bí thư khẳng định: “Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, Đảng ta khẳng định: Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới. Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”.

Ngc Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)