Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Văn học chính là cuộc đời

Tạp Chí Giáo Dục

Trưng THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) va thc hin d án văn hc “Giai điu trái tim” vi s tham gia ca hc sinh ba khi 10, 11 và 12, k li hành trình tìm kiếm hnh phúc ca ngưi ph n t cam chu, bt lc đến đu tranh, cht chiu hnh phúc. Nhng ngưi ph n y không đâu xa, hc ra t trong ca dao, dân ca, các tác phm văn hc cho đến chính đi sng thưng nht.

Hc sinh din trích đon H Xuân Hương trong tiu phm T tình

Với thông điệp nhân văn “Phụ nữ là để yêu”, nhóm thực hiện dự án tin rằng bất cứ người phụ nữ nào cũng là một cây xương rồng riêng biệt. Và ai rồi cũng sẽ có cách lấp lánh riêng, đáng được trân trọng yêu thương và trân quý.

Âm vang t trang sách

Những giai điệu, cung, thanh về thân phận người phụ nữ từ trang sách qua cách xây dựng các tiểu phẩm tài tình và khéo léo của học sinh trong dự án đã bước ra đời thực đầy sinh động. Từ cung than đầy xót xa, ai oán khi chẳng thể quyết định cuộc đời mình trong những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa; cung đau đầy bất lực của nàng Kiều trong xã hội phong kiến qua Truyện Kiều (Nguyễn Du); đến cung thanh đầy khát vọng trong Tự tình (Hồ Xuân Hương). Và sự chuyển mình sang cung vui đầy sức sống với Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), cung thương niềm hạnh phúc với Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

“Xâu chuỗi lại các tác phẩm chính là cách để các em hiểu được hành trình tìm kiếm hạnh phúc của người phụ nữ, bắt đầu từ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ đến xã hội đương đại. Bằng hình thức sân khấu hóa, các em được tiếp cận với tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo, hệ thống kiến thức một cách dễ dàng”, cô Phí Thị Thu Lan (giáo viên hướng dẫn dự án) cho biết.

Được đánh giá là sắm tròn vai Hồ Xuân Hương trong tiểu phẩm Tự tình, khi lột tả đúng tâm trạng, nét tự tin có phần ngạo mạn của nàng Hồ, em Trần Phương Thảo Vy (lớp 11D2) cho biết với Hồ Xuân Hương, khó nhất chính là việc bộc lộ được nội tâm của bà khi vừa khao khát tình yêu nhưng lại không cho phép bản thân mình quá yếu đuối. “Nếu chỉ đọc thơ bà, có lẽ em sẽ không hiểu hết được rằng sao bà lại có cá tính mạnh mẽ đến như thế. Nhưng khi hóa thân thành nhân vật, sống cùng nhân vật, khóc cười cùng nhân vật trong xã hội mà người phụ nữ bị chà đạp không thương tiếc, bản thân em mới hiểu được rằng cá tính đó là vì bà muốn giành quyền bình đẳng cho người phụ nữ”, Thảo Vy trải lòng. Theo Thảo Vy, từ nhân vật Hồ Xuân Hương, bản thân em cảm thấy trân trọng hơn vị thế của người phụ nữ trong thời hiện đại khi được quyền thể hiện mình. Từ đó, phấn đấu hơn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, để cụ thể hóa hành trình tìm kiếm hạnh phúc của người phụ nữ, hơn 50 bức tranh về vẻ đẹp người phụ nữ trong văn học dân gian và văn học trung đại đã được học sinh hai lớp 10N và 10A1 thể hiện đầy sinh động. “Mỗi bức tranh là một góc nhìn, hướng tiếp cận khác nhau về nhân vật, tác phẩm. Đồng thời, với hình thức vẽ tranh lại cho phép các em thể hiện được khả năng, sự sáng tạo, chủ động. Kiến thức vì thế cũng sẽ sâu hơn, dễ hiểu hơn”, cô Lê Tú Anh (giáo viên hướng dẫn dự án) nhấn mạnh.

Lung linh trang đi

Không chỉ dừng lại ở trang sách, “Giai điệu trái tim” còn bước ra ngoài cuộc đời, “chộp lấy” những phận đời phụ nữ nghiệt ngã, dù mất mát người thân, dù nghèo đói, bệnh tật triền miên, dù bị bạo hành về thể xác, tâm hồn…, nhưng họ vẫn là những nhánh xương rồng, vươn lên nở hoa đầy kiêu hãnh giữa cuộc đời tưởng như bế tắc. Với họ, hạnh phúc vẫn có thể nảy mầm trong gian khổ.

Bằng phóng sự “Giai điệu cuộc đời”, nhóm thực hiện dự án gồm học sinh ba lớp 11D1, 12A4, 12AB2 đã tiếp cận gần 20 nhân vật từ hơn 15 địa chỉ như chùa, mái ấm, nhà mở, trung tâm bảo trợ, Bệnh viện Ung bướu… Mỗi nhân vật là một mảnh đời khác nhau: là bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Chính khôn nguôi trong nỗi đau mất mát những người con; là cụ bà mua ve chai, còng lưng mưu sinh trong cái tuổi xế chiều; là người phụ nữ chịu tổn thương của bệnh tật giày vò; hay người vợ trong nỗi đau bị bạo hành… “Có những nhân vật như người phụ nữ bị bạo hành, phải rất nhiều lần các em mới có thể tiếp xúc được. Khi tiếp xúc được, các em sẽ hiểu hơn về giá trị của cuộc đời. Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân”, cô Phạm Thị Ngọc Dung (giáo viên hướng dẫn dự án) cho hay. Cô Dung cho biết thêm: “Nhóm thực hiện dự án đã quyên góp được số tiền trên 14 triệu đồng mua quà tặng các nhân vật. Điều này lại dạy các em sự sẻ chia và thông điệp về cuộc sống rằng: được sống đã là một đặc ân, niềm hạnh phúc”.

Chia sẻ về quá trình đến chùa Kỳ Quang 2 gặp gỡ các em nhỏ tàn tật, em Võ Tuyết Thy (11D1) cho biết bản thân cảm thấy thật may mắn khi mình lành lặn và có ba, có mẹ. “Các bạn trẻ nên ngừng than thở, ngừng mơ tưởng về những điều quá cao siêu. Hãy trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì mình có”, Tuyết Thy nhắn nhủ.

Với phim ngắn “Hoa xương rồng” do lớp 11D3 thực hiện, kể lại câu chuyện của 4 gia đình với 4 hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở đó luôn có bóng dáng người phụ nữ để chở che, nương náu. “Họ có thể là người vợ, người mẹ, người chị, người bà luôn âm thầm hy sinh, chịu đựng và chắt chiu hạnh phúc. Với chất liệu từ chính cuộc sống, các em đã thể hiện được cách nhìn đầy bao quát về giá trị của cuộc sống hiện đại”, cô Trần Thị Tuyết Thanh (giáo viên hướng dẫn dự án) nói.

Đánh giá cao về dự án, cô Hồ Thị Thanh Thảo (giáo viên ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) cho rằng việc tiếp cận, thể hiện hành trình người phụ nữ trong cả thơ văn và đời thực sẽ giúp học sinh có một cách nhìn tổng thể và hệ thống, sự liên hệ, đánh giá. “Qua đó, học sinh sẽ cảm nhận rõ rệt hơn về tác phẩm, tiếp cận tác phẩm theo cách nhẹ nhàng, chủ động từ chính các em. Từ đó các em sẽ yêu thích môn văn hơn, có sự trân trọng hơn với cuộc sống. Để các em hiểu được rằng, văn thật ra chính là đời”.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)