Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Văn học dân gian, sức sống thời đại

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh tái hin nhân vt An Dương Vương và M Châu trong tác phm “M Châu, Trng Thy”

Nhằm mang đến cho học sinh cái nhìn trọn vẹn nhất về văn học dân gian, khơi lên trong các em tình yêu với loại hình văn học đặc sắc này, vừa qua Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2) đã tổ chức chuyên đề Văn học dân gian, sức sống thời đại.

Bằng hình thức sân khấu hóa những tác phẩm văn học dân gian quen thuộc, các nhân vật huyền thoại hiện lên một cách chân thực, sinh động nhưng cũng đầy hư ảo, mơ hồ. Đó là chuyện kén rể của vua Hùng trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, qua đó thể hiện khát vọng muôn đời của nhân dân là chiến thắng thiên nhiên; là bi kịch mất nước của An Dương Vương, trái tim lạc lối si tình của nàng Mỵ Châu trong “Mỵ Châu, Trọng Thủy”; là sự chiến thắng của cái thiện dù nàng Tấm chân chất, thật thà năm lần bảy lượt mắc mưu mẹ con nhà Cám gian manh, xảo trá trong “Tấm Cám”. Đặc biệt, với sự tái hiện trích đoạn Cho con trong “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, dưới nền nhạc ru con ầu ơ, một lần nữa khẳng định hơi thở của văn học dân gian trong mạch ngầm của cuộc sống, dù là tác phẩm hoàn toàn hiện đại.

Chăm chú theo dõi từng tiểu phẩm, cô Nguyễn Thị Thùy Linh (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Ngô Thời Nhiệm, Q.9) cho biết thật sự ngỡ ngàng trước khả năng cảm thụ tác phẩm của học sinh để có thể diễn xuất một cách tròn trịa và nhập vai đến vậy. “Các tác phẩm được chọn lọc và tái hiện một cách khá tròn trịa, hư cấu đấy nhưng vẫn truyền tải đầy đủ nội dung đến người xem trong từng câu thoại. Khi diễn xuất là các em đã được đắm mình vào tác phẩm, từ đó các em sẽ hiểu hơn về văn học dân gian, rộng hơn là hiểu hơn về nguồn cội của dân tộc mình”, cô Linh chia sẻ.

Theo cô Trần Thị Kim Vân (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Giồng Ông Tố), các tác phẩm được tái hiện trong chuyên đề là những tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi Sân khấu hóa văn học dân gian do trường tổ chức cho học sinh 3 khối, với 31 tác phẩm dự thi. “Xuyên suốt trong chương trình học, không có nhiều tác phẩm văn học dân gian nên các em có thể sẽ chưa hình dung một cách tròn trịa nhất về văn học dân gian. Việc sân khấu hóa các tác phẩm, không chỉ cho phép học sinh tiếp cận với văn học dân gian theo góc nhìn khác mà còn cho các em những trải nghiệm, cơ hội được sống cùng với nhân vật trong từng tác phẩm. Từ đó, khơi lên trong học sinh tình yêu với văn học dân gian, và trên tất cả là các em sẽ tiếp cận gần hơn với bản sắc riêng của dân tộc”, cô Vân cho biết.

Trong vai Thủy Tinh hô mưa gọi gió, em Đặng Nguyễn Thanh Duy (lớp 11A10) cho biết bản thân hiểu hơn về lịch sử Việt Nam và các nhân vật lịch sử, biết đặt mình trong bối cảnh của tác phẩm để có cái nhìn bao dung, cảm thông cho nhân vật.

Đ Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)