Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Văn học sử” có cần thiết khi học  môn văn theo chương trình mới?

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi vic hn chế ti đa các tác phm bt buc phi hc (ch còn 6 tác phm gm: Nam quc sơn hà (tương truyn ca Lý Thưng Kit), Hch tưng sĩ ca Trn Quc Tun, Bình Ngô đi cáo ca Nguyn Trãi, Truyn Kiu ca Nguyn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cn Giuc ca Nguyn Đình Chiu và Tuyên ngôn Đc lp ca H Chí Minh), đưa ra gi ý các tác phm t chn bt buc đ dy và hc, mt trong nhng đc đim ca vic dy và hc môn văn theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 là các tác phm đưa vào sách giáo khoa các khi lp không đưc sp xếp theo tiến trình lch s như  trưc đây.

Một hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học của học sinh THPT (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Điều này đem đến nhiều cách đánh giá khác nhau, cũng như gây nên lo lắng cho giáo viên và dư luận xã hội về khiếm khuyết của học sinh khi học văn hiện nay là thiếu cái nhìn hệ thống về văn học qua các giai đoạn. Và từ đó thiếu cơ sở để nhận diện đúng vị trí tác giả, qua đó khó có căn cứ để hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm trong các giai đoạn lịch sử.

Hc sinh không hc chuyên khó h thng đưc chương trình

Với Chương trình giáo dục phổ thông 2006, chương trình môn văn được xây dựng theo trục thời gian. Theo đó, học sinh được học những thể loại có trước, giai đoạn trước rồi đến những giai đoạn văn học gần đây: văn học dân gian, văn học trung đại (theo diễn tiến 4 giai đoạn), văn học hiện đại (từ đầu thế kỷ XX-1945, từ 1945-1975, từ 1975-hết thế kỷ XX). Trước khi học tác phẩm của mỗi giai đoạn, học sinh được học bài khái quát văn học của giai đoạn đó. Điều này giúp người học hiểu sâu về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của từng giai đoạn; nắm rất chắc tác giả đó thuộc giai đoạn nào, thuộc trào lưu sáng tác gì… Và các em hệ thống chương trình khá tường tận theo từng giai đoạn. Bản thân người viết bài này, do yêu thích môn văn nên trước đây nắm khá rõ từng giai đoạn. Vì vậy, khi học tác phẩm đến giai đoạn nào như được sống lại bầu không khí thời đại lịch sử của giai đoạn ấy. Nhờ thế mà hiểu rất tường tận tác phẩm, so sánh và đối chiếu sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm cũng rõ ràng hơn.

Trong khi đó, ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ lớp 6 đến lớp 12, các tác phẩm sắp xếp một cách tự do, không theo trật tự thời gian ra đời trước sau. Có những tác phẩm rất hiện đại được sắp xếp dạy học trước, và cũng có những tác phẩm cổ điển nhưng phải đến gần cuối chương trình THPT mới được học. Học sinh (không học chuyên đề môn văn) không có bài khái quát văn học sử như Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Không chỉ lịch sử văn học khi học các văn bản, mà về kiến thức tiếng Việt, về lý luận văn học, cách xây dựng chương trình cũ cũng rất bài bản, hệ thống, chặt chẽ, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến chuyên sâu. Bên cạnh đó, khi học giai đoạn nào của văn học Việt Nam thì chương trình cũ cũng sắp xếp học các văn bản văn học nước ngoài tương ứng. Điều này giúp người học dễ có sự liên hệ, so sánh với nhau hơn. Chẳng hạn, khi học thơ trung đại Việt Nam thì có sự liên hệ với thơ Đường (Trung Quốc), thơ Hai-cư (Ba-sô, Nhật Bản). Hay học tiểu thuyết hiện đại, lãng mạn Việt Nam thì liên hệ văn học Pháp (như Ban-dắc, Huy-gô)…

Phù hp vi quan đim ca chương trình mi

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 không dựa vào trục chính là thời gian để cung cấp kiến thức văn học theo lịch sử như Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Mà chủ yếu lấy yêu cầu về kỹ năng đọc, viết, nói và nghe làm cơ sở. Cả 2 chương trình đều lấy tiêu chí về đặc trưng thể loại (văn bản văn học, nghị luận, thông tin) làm căn cứ để chọn văn bản. Tuy nhiên, chương trình mới hướng đến tính ứng dụng (nhật dụng) nhiều hơn trong việc học văn, nên văn bản được chọn rất phong phú, đa dạng. Nhiều văn bản rất mới, chưa từng được nhắc đến trong các bài khái quát văn học sử trước đây. Đây là lý do để thuyết phục thêm rằng việc dạy học văn theo tiến trình lịch sử sẽ gây khó cho người soạn chương trình, sẽ quá tải cho người dạy và học, và lệch với quan điểm chương trình là hướng đến dạy kỹ năng chứ không phải quá chú trọng kiến thức.

Thầy Cao Hải Châu (một giáo viên dạy văn lâu năm tại TP.HCM) nêu suy nghĩ: “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng đến kỹ năng, năng lực cảm thụ, đánh giá. Còn tiến trình lịch sử phát triển văn học cũng không cần thiết, học sinh có thể tự đọc tìm hiểu được. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhìn tổng thể gồm nhiều lĩnh vực, chú trọng rèn luyện phẩm chất năng lực: nghe – nói – đọc – viết để tạo ra năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Đặc biệt rèn kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy logic để có được học vấn căn bản và ứng xử của công dân có văn hóa. Như vậy, việc sắp văn bản theo tiến trình lịch sử hay không thì cũng không thật quan trọng. Bây giờ nên chú ý việc làm sao để có cách học hiệu quả môn văn theo chương trình mới. Hay cách thức tiếp cận xử lý, đánh giá và cảm thụ một văn bản theo thể loại văn học theo mới thật sự cần thiết”.

Trong cuốn sách Luyện văn, học giả Nguyễn Hiến Lê trước đây có lý khi cho rằng cái khó trong việc học văn của học sinh khi ấy là những lớp nhỏ tuổi thì học các văn bản cổ, rất khó tiếp nhận, còn những lớp lớn thì học các tác phẩm hiện đại, gần gũi với ngôn ngữ và đời sống của người học hơn. Cho nên việc học văn theo tiến trình lịch sử cũng có cái hay, song cũng có nhiều bất lợi của nó.

Lý giải cho cách xây dựng chương trình mới không theo trình tự thời gian, TS. Nguyễn Thành Thi (Chủ biên bộ sách ngữ văn Chân trời sáng tạo) nêu quan điểm trong lần tập huấn sách giáo khoa cho giáo viên mới đây: “Không cần thiết phải dạy văn bản theo tiến trình lịch sử, mà qua từng bài học, học sinh có thể hình dung và nhìn nhận đúng được hoàn cảnh các tác phẩm ấy”. Quan điểm của những người viết chương trình là trên tinh thần giảm tải kiến thức. Tuy nhiên, vẫn có “đất” cho trò “dụng võ”, cho học sinh có cơ hội học chuyên sâu. Đó là những lớp học theo tổ hợp có chuyên đề môn văn (như chuyên đề văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam…) sẽ có cơ hội tìm hiểu rất kỹ môn văn một cách có hệ thống hơn.

Trong mục quan điểm xây dựng chương trình của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn văn cũng nêu rất rõ: Chương trình được xây dựng trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp dạy học… Chương trình lấy việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học… Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

Trn Ngc Tun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)