Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vang mãi bản tình ca bên bờ vĩ tuyến 17

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

i tám năm đng đng “đng bên ni ngó qua bên n” vi vi ni nh v con, ni lòng ca ngưi lính gác đèn bin bên b sông Bến Hi đã đưc nhc sĩ Hoàng Hip chuyn ti thành bài ca “Câu hò bên b Hin Lương”. Sau gn 50 năm hòa bình lp li, “bên ni và bên n” đã chung mt nhp cu, bn tình ca y vn vang mãi như khúc ca v tình yêu, lòng thy chung son st, đôi bên vn tròn mt mi…


Ngn đèn bin Ca Tùng – nơi ngưi lính gác đèn đng đng 18 năm vng ngóng ni nh v con  bên kia b Bến Hi

18 năm mi nhn mt cha

Nắng tháng tư bên bờ sông Bến Hải ươm vàng như rót mật. Bà Phan Thị Hoa nghỉ phiên chợ ngày lễ, tay xách chiếc nón trắng tản bộ ra ngọn Hải Đăng bên mép biển Cửa Tùng. Tiếng sóng biển vỗ xen lẫn tiếng gió lùa rặng phi lao rì rào. Đứng trên đỉnh ngọn đèn biển, đôi mắt bà Hoa đăm chiêu hướng về phía đảo Cồn Cỏ rồi quay một vòng nhìn về nam bờ sông – nơi thôn 9, xã Gio Hải (huyện Gio Linh) là quê gốc của bà. “Bên ni cách bên nớ một con sông với chặng đường ngắn nhưng mãi năm 18 tuổi tui mới được nhìn mặt cha lần đầu”, bà Hoa ngậm ngùi kể.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, vĩ tuyến 17 nơi có con sông Bến Hải và cây cầu Hiền Lương bắc ngang trở thành ranh giới hai miền. Nỗi đau chia cắt của “bên ni, bên nớ” cứa lòng bao người con đôi bờ giới tuyến. Năm 1954, ông Phan Văn Đồng – cha ruột của bà Hoa nhận lệnh tập kết ra Bắc. Ngày đi, vợ ông là bà Khổng Thị Nậy đang mang bầu đứa con thứ 3. Sáu tháng sau đó, cô bé Hoa cất tiếng khóc chào đời trong căn hầm bí mật, giữa tiếng gầm réo của đạn bom và sự ngột ngạt trong vòng kềm kẹp của địch. Bà Hoa cho biết: “Cha tui làm nhân viên Trạm Hải đăng Cửa Tùng, canh giữ tín hiệu đèn biển để nối sợi dây liên lạc của quân ta từ đảo Cồn Cỏ. Chỉ cách một con sông nhưng vì nhiệm vụ không thể trở về”.


Cuc sng êm đm ca v chng bà Phan Th Hoa bên con cháu

Thời điểm ấy, ở thôn 9, xã Gio Hải, bà Nậy một nách nuôi 3 đứa con, vừa tham gia hoạt động cách mạng bí mật. Bằng gánh cá trên vai, bà đi khắp các thôn trong vùng để dò la tình hình địch, quan sát tàu chiến Mỹ ra vào Cửa Việt, thông tin liên lạc giữa các đầu mối cơ sở cách mạng… Là Bí thư Đảng ủy xã, bà Nậy kiên cường hoạt động trong vùng địch chiếm đóng. Nhiều lần bà bị bắt bớ, giam cầm và tra tấn nhưng vẫn nhất quyết không khai. Người con gái thứ 3 là Phan Thị Hoa cũng được bà sớm hướng dẫn làm liên lạc để đưa tin. “Tui với đứa bạn được mẹ tui luồn giấy ghi thông tin vô tà áo hoặc lấy chiếc kẹp dắt găm vào mái tóc dày. Hai đứa cứ cầm rổ đi hái rau dọc bờ ruộng rồi đi tới các thôn hoặc qua tận xã khác để đưa tin”, bà Hoa kể lại.

Năm 1970, bà Nậy hy sinh trong một trận dội bom ác liệt của địch. Kế đó là người con trai cả Phan Đình An làm xã đội trưởng cũng ngã xuống trên chiến trường. Cô bé Hoa trở thành thiếu nữ, vào đội du kích xã. Cuối năm 1972, trong một lần vượt sông Bến Hải sang xã Vĩnh Kim ở bờ Bắc làm nhiệm vụ, Hoa bất ngờ gặp lại cha. “Lúc đó tui đứng cùng các đồng đội. Cha tui từ xa tiến lại nhìn tui rất lâu rồi hỏi: “Con có phải tên Hoa không?”. Cuộc trùng phùng ấy mang nhiều cảm xúc, vừa tủi, vừa thương. Đó là lần đầu tiên trong suốt 18 năm đằng đẵng tui được nhìn rõ mặt cha mình”, bà Hoa bộc bạch.

Nguyên mu mt bài ca

Gần 50 năm giải phóng quê hương, bài ca “Câu hò bên bờ Hiền Lương” vẫn ngân vang trong mỗi xóm làng Quảng Trị. Người lính gác đèn biển năm xưa đã về miền thiên cổ nhưng câu chuyện nguyên mẫu một bài ca vẫn được mọi người nhắc nhớ. Bà Hoa bảo, ngày còn sống, mỗi lúc nhớ mẹ thì cha tôi thường hay mở bài hát ấy nghe đi nghe lại nhiều lần.

Ngày ấy, vừa tập kết ra Bắc, làm nhân viên Trạm Hải đăng Cửa Tùng được 2 năm thì ông Đồng gặp nhạc sĩ Hoàng Hiệp trong một lần nhạc sĩ đi thực tế về vĩ tuyến 17. Câu chuyện về nỗi nhớ vợ con ở bên kia bờ sông, nơi những khóm phi lao rì rào trong gió sớm. Không nỗi buồn nào bằng mỗi ngày đứng trên ngọn đèn biển nhìn về bờ Nam, thấy bóng dáng bà con chòm xóm và vợ con mà không thể về thăm. Rồi nỗi lo lắng ngập tràn khi phía ấy đì đùng tiếng súng, khói lửa ngút trời… Trăn trở của người lính và những câu thơ lục bát ngắn của người bạn Đằng Giao đã trở thành niềm cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời như thế.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp sau này đã có lần trở lại Cửa Tùng tìm gặp ông Đồng. Khi nghe nhạc sĩ nói bài ca ấy phát trên loa truyền thanh được nhiều người yêu thích và ủng hộ. Bài hát nói lên bao nỗi lòng “bên ni, bên nớ” cũng được Bác Hồ khen ngợi. Khi ấy, ông Đồng mới nhận ra chính cuộc trò chuyện của mình năm xưa đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác nên bài ca. Dù trước đó, mỗi lần nghe bài hát, ông vẫn hình dung các ca từ ấy nói hộ nỗi lòng mình.


Cuc sng  “ca t” bên b sông Bến Hi nay đã hi sinh

Hòa bình lập lại, người lính gác đèn biển Phan Văn Đồng ở lại với Cửa Tùng – nơi có ngọn đèn biển mà ông từng canh gác hàng chục năm trời trong chiến tranh. Bà Hoa lập gia đình, theo cha về dựng căn nhà nhỏ ở khóm Hòa Lý. Cuộc sống êm đềm trong niềm vui mừng tủi của hai cha con để bù đắp lại những năm tháng cách xa.

Năm 2007, người lính gác đèn biển Phan Văn Đồng về miền thiên cổ. Mỗi dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, bà Hoa đều dành trọn ngày nghỉ để trở về Gio Hải thắp nén nhang tưởng nhớ mẹ và anh trai rồi lặng lẽ tản bộ lên ngọn hải đăng bên bờ biển Cửa Tùng. “Chiến tranh mang nhiều nỗi đau chia cắt. Nhưng tôi vẫn hạnh phúc vì đã được gặp lại cha mình. Tôi vẫn luôn tin rằng, ở nơi xa nào đó, cha mẹ và anh trai tôi vẫn luôn hướng về ngọn đèn biển bằng tình yêu thương ruột rà”, bà Hoa nghèn nghẹn nói.

Phan Vĩnh Yên

 

 

 

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)