Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Vàng, USD hay dầu mỏ ?

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Trong thời khắc khủng hoảng này, lựa chọn điểm đến của các nhà đầu tư càng khó khăn hơn bao giờ hết Vàng, USD, dầu mỏ hay chứng khoán sẽ là neo đậu để giữ vững con thuyền kinh tế trong cơn bão tố ? Có lẽ cho tới nay chưa ai dám khẳng định đâu là lựa chọn vững chắc bởi mọi hình thức đầu tư trong lúc này đều thua lỗ, có chăng chỉ là hạn chế tối đa rủi ro mà thôi.

Chưa có lúc nào doanh nghiệp cũng như người dân thấy khó khăn như lúc này. Làm gì, đầu tư gì lúc này đều gặp khó khăn trở ngại.

Đâu cũng lỗ

Không chỉ ở Mỹ mà ngay cả ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, hiện tượng phá sản, vỡ nợ không còn là điều hiếm, bất ngờ. Trước khi khủng hoảng bùng phát, các triệu chứng bệnh tật của nền kinh tế đã bộc lộ khá rõ ràng. Đầu tiên đó là những đợt thăng hoa của thị trường nhà đất, chứng khoán, nhưng liền sau đó chính những khu vực này xẹp bóng nhanh nhất. Ngay sau cơn thoái trào của nhà đất, chứng khoán hàng loạt các hiện tượng sốt nhẹ của nền kinh tế như tăng giá các mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng lương thực và xăng dầu. Tất cả đã đẩy nền kinh tế nhiều nước lâm vào thảm cảnh lạm phát. Các cú lên xuống của thị trường từ vàng, dầu mỏ, và cả ngoại tệ khiến người ta nhầm tưởng đó là cơ hội kiếm bạc tỷ. Nhưng tất cả những cơn sốt đó chỉ là biểu hiện ban đầu của những nền kinh tế đang lâm trọng bệnh. Phân tích hiện tượng tăng giá USD trên thị trường nhiều nước người ta thấy rằng đó là nghịch lý. Trong thời khắc khủng hoảng này, đáng ra USD phải rớt giá mạnh mẽ. Bởi thực tế ở Mỹ cho thấy, lạm phát trong những tháng qua luôn ở mức 5,6 – 5,8%/tháng, trong khi lãi suất tiết kiệm lúc cao nhất cũng chỉ ở mức 3%/tháng. Tức là người gửi tiết kiệm vẫn luôn bị móc túi khoảng gần 2% giá trị tiền gửi mỗi tháng. Đó là chưa tính tới việc khấu trừ thuế thu nhập lãi suất. Trên quan điểm đó, thì có hay không đầu tư vào USD đối với người dân Mỹ, cũng như ngân hàng trung ương các nước là quá rõ ràng. Có chăng, cơ hội tiền tệ chỉ dành cho những trường hợp cụ thể.

Đầu tư vào vàng ? Xét về cơ bản, thì đây quả là nơi lý tưởng cho việc bảo toàn vốn, nhất là trong cảnh hỗn loạn của giới ngân hàng quốc tế lúc này. Vàng trên thực tế vẫn đang giữ giá trị dương nếu đem so sánh với mức trượt giá của USD và nhiều ngoại tệ khác. Nhưng, cái thiệt khi đầu tư vào vàng đó là tính thanh khoản. Với những nhà đầu tư cá nhân, thì tác động thanh khoản không rõ rệt lắm, nhưng đôi với các Cty, hay quỹ lớn thì sự thua thiệt về thời gian về cơ hội là quá rõ ràng. Hơn thế nữa, cho tới lúc này đây thị trường vàng cũng đã rất hỗn loạn, và nhà đầu tư lúc này dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết trước các đợt điều chỉnh. Dầu mỏ, đầu năm là chủ đề sôi nổi của giới đầu cơ trong và ngoài nước. Nhưng tới lúc này khi giá dầu giảm mạnh trước những viễn cảnh bi đát trong sản xuất ở tất các các nước tiêu thụ dầu, thì xem ra việc dồn sức vào dầu như những tháng vừa qua chỉ khiến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đi từ khó khăn nhỏ tới những rắc rối lớn hơn mà thôi.

Ít tác động nhất

Cho dù khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu tác động tới khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhưng rõ ràng, Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đang là khu vực may mắn chịu thiệt hại ít nhất. Hai tuần qua, người ta thấy giới đầu cơ xả hàng mạnh trên thị trường chứng khoán khu vực, đặc biệt là các mã sản xuất. Do giới đầu cơ lo ngại việc suy giảm từ thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu sẽ làm giảm sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận cho các doanh nghiệp này. Những dấu hiệu ban đầu cho thấy Indonesia một lần nữa lại là nước đầu tiên hứng chịu hậu quả từ đợt tháo chạy mới này. Tuy nhiên, khác với trước kia, các nền kinh tế Đông Nam Á hiện có những nền tảng kinh tế vững chắc hơn và lượng dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương các nước này đủ để phản kích bất kỳ cuộc tấn công nào từ các quỹ đầu cơ. Một số nền kinh tế khác như Việt Nam, Thái Lan và cả Singapore tuy cũng đang chịu tác động, nhưng đó là những tác động gián tiếp thông qua các đối tác đầu tư của họ.

Trên bình diện thực tế, thì những nền kinh tế này đã may mắn trải qua các cú vỡ bóng từ chứng khoán, nhà đất từ đầu năm. Tới nay các ảnh hưởng này được xem tới đáy. Hơn thế nữa trong bối cảnh sản xuất toàn cầu giảm sút, giá dầu giảm theo giúp chính phủ các nước này nhẹ nhàng hơn trước quốc nạn lạm phát. Xét trên tổng thể và ngắn hạn thì khu vực, trong đó có Việt Nam cũng đang đối mặt với khó khăn chung của toàn thế giới. Nhưng về lâu dài chính những nền tảng tăng trưởng  vững chắc đang giúp Việt Nam có nhiều cơ hội mới. Giới đầu tư quốc tế đang rất quan tâm tới những động thái mới nhất của  Nhật Bản và EU trong tái cơ cấu đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là Nhật Bản, dường như Tokyo đang triển khai chiến lược đầu tư nhất quán vào Việt Nam, thể hiện qua cổ phiếu và các đầu tư mới. Trong thời gian tới người ta tin rằng sẽ có hàng loạt vụ M&A của Nhật Bản và EU với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những động thái rõ nét nữa là mới qua, Tokyo đã cho sáp nhập hai cơ quan JICA và JBIC vào thành một quỹ viện trợ ODA khổng lồ. ODA trong chính sách đầu tư của Nhật Bản luôn là lực lượng đổ bộ, dọn đường mà mục tiêu quỹ này là nhắm vào Đông Nam Á mà Việt Nam là lựa cho ưu tiên số 1. Điều này cho thấy rõ những cơ hội mới ở Việt Nam như thế nào. Khó khăn với Việt Nam lúc này là làm sao cân đối được cung tiền trong lưu thông vừa tránh lạm phát vừa vẫn trợ giúp thanh khoản của doanh nghiệp của nền kinh tế. Tăng trưởng và lạm phát là hai bài toán đối ngược, chính vì thế mục tiêu giữ vững tăng trưởng 7% như Quốc hội đề ra cần phải nỗ lực nhiều, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động ngoại cảnh. Thế nên, việc giữ được tăng trưởng trong cơn bao kinh tế toàn cầu lúc này cũng đã là quá thành công, là cơ hội để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế khi sóng yên biển lặng.

Nam Phong (dddn)

 

Bình luận (0)