Số trẻ vào lớp 1 năm học tới tại nhiều quận, huyện ở TPHCM tăng 15%-25%. Nhiều trường chuẩn phải chấp nhận hạ chuẩn để tăng sĩ số lớp, thậm chí dẹp lớp bán trú, bỏ lớp 2 buổi/ngày
“Nhiều năm nay, trẻ vào lớp 1 năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước nhưng năm nay số lượng trẻ vào lớp 1 tăng vọt. Điều này cũng có thể hiểu là năm Quý Mùi 2003 được nhiều người cho là năm “tốt” nên có nhiều trẻ ra đời”. Bà Hoàng Thị Hồng Hải, Trưởng Phòng Giáo dục quận Tân Phú, cho biết như vậy khi số trẻ vào lớp 1 tại quận này năm nay tăng chưa từng thấy.
Học sinh lớp 1 tại một trường ở TPHCM. Sĩ số học sinh/lớp cao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Ảnh: N.HỮU
|
Nhiều quận, huyện tăng 15%-25%
Bà Hải cho biết thêm số trẻ vào lớp 1 năm nay của quận Tân Phú hơn 6.900 cháu, tăng hơn 1.000 so với năm 2008 và so với học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm nay là 4.100 học sinh thì số lượng tăng là 2.800 cháu.
Tình hình này cũng diễn ra tương tự tại nhiều quận, huyện khác. Ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng Phòng Giáo dục quận Thủ Đức, cho biết chưa bao giờ số trẻ vào lớp 1 tại quận lại tăng cao như năm nay. Số liệu từ các phường báo lên cho thấy toàn quận hiện có 5.800 trẻ vào lớp 1, trong khi học sinh hoàn thành chương trình tiểu học là 3.600, số chỗ vào lớp 1 tăng 2.200. Tại quận Bình Tân, năm nay có gần 6.500 trẻ vào lớp 1, tăng hơn 1.500 cháu so với năm ngoái. Còn tại quận Phú Nhuận, số trẻ vào lớp 1 năm nay là 2.500 cháu, so với năm 2008 tăng 600 cháu… Sở GD-ĐT TPHCM cho biết năm nay số trẻ vào lớp 1 tăng cao so với năm 2008. Trong đó, các quận Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Bình Chánh… tăng từ 15% đến 25%.
Trưởng phòng giáo dục các quận, huyện còn đang lo ngại từ nay đến ngày khai giảng, số trẻ vào lớp 1 sẽ tăng thêm hàng trăm cháu. Tại quận Gò Vấp, đến cuối đợt tuyển sinh vào lớp 1 năm học trước, số học sinh đã tăng hơn 200 cháu so với số liệu ban đầu.
Hạ chuẩn trường chuẩn để nhận đủ số
Trước thực tế trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 tăng cao, trong khi trường lớp xây dựng còn chậm, nhiều quận đã đề ra giải pháp tình thế nhằm thu nhận 100% trẻ vào lớp 1 như tăng sĩ số; cắt, giảm các lớp học 2 buổi/ngày…
Tại quận Thủ Đức, năm học 2009-2010, nhiều trường trong quận sẽ phải thực hiện tăng sĩ số học sinh/lớp, kể cả trường đạt chuẩn quốc gia để giải quyết chỗ học cho hơn 5.800 cháu vào lớp 1, trong đó có 2.200 chỗ học mới. Ông Nguyễn Trọng Cường cho biết nhiều trường sẽ phải chấp nhận sĩ số lớp học đông như: Trường Tiểu học Bình Triệu, Hiệp Bình Chánh, Trần Văn Vân. Ngay cả Trường Tiểu học Bình Chiểu là trường đạt chuẩn quốc gia cũng phải hạ chuẩn để nhận thêm học sinh. Tại các trường này, sĩ số học sinh/lớp trung bình là 45.
Quận Tân Phú cũng đề ra giải pháp tăng sĩ số lớp học ở nhiều trường lên 45 học sinh/lớp, thậm chí có trường lên 50 như Trường Tiểu học Lê Lai, Đoàn Thị Điểm…; bỏ việc tổ chức học các lớp bán trú ở Trường Tiểu học Tân Hương, Phan Chu Trinh, Võ Thị Sáu.
Còn tại quận Phú Nhuận, ngoài việc chuyển các lớp học 2 buổi/ngày tại các trường Tiểu học Trung Nhất, Cao Bá Quát, Đông Ba thành lớp học một buổi, quận còn đang dự kiến không tổ chức các lớp tăng cường tiếng Anh tại các trường Tiểu học Nguyễn Đình Chính, Trung Nhất để tăng sĩ số lớp học lên không quá 50 học sinh/lớp.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TPHCM, tiến độ xây dựng trường trên địa bàn còn chậm nên sĩ số lớp học tại nhiều trường, nhiều quận còn cao khiến cho việc nâng cao chất lượng dạy học gặp nhiều khó khăn.
Bà Hải cho biết thêm số trẻ vào lớp 1 năm nay của quận Tân Phú hơn 6.900 cháu, tăng hơn 1.000 so với năm 2008 và so với học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm nay là 4.100 học sinh thì số lượng tăng là 2.800 cháu.
Tình hình này cũng diễn ra tương tự tại nhiều quận, huyện khác. Ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng Phòng Giáo dục quận Thủ Đức, cho biết chưa bao giờ số trẻ vào lớp 1 tại quận lại tăng cao như năm nay. Số liệu từ các phường báo lên cho thấy toàn quận hiện có 5.800 trẻ vào lớp 1, trong khi học sinh hoàn thành chương trình tiểu học là 3.600, số chỗ vào lớp 1 tăng 2.200. Tại quận Bình Tân, năm nay có gần 6.500 trẻ vào lớp 1, tăng hơn 1.500 cháu so với năm ngoái. Còn tại quận Phú Nhuận, số trẻ vào lớp 1 năm nay là 2.500 cháu, so với năm 2008 tăng 600 cháu… Sở GD-ĐT TPHCM cho biết năm nay số trẻ vào lớp 1 tăng cao so với năm 2008. Trong đó, các quận Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Bình Chánh… tăng từ 15% đến 25%.
Trưởng phòng giáo dục các quận, huyện còn đang lo ngại từ nay đến ngày khai giảng, số trẻ vào lớp 1 sẽ tăng thêm hàng trăm cháu. Tại quận Gò Vấp, đến cuối đợt tuyển sinh vào lớp 1 năm học trước, số học sinh đã tăng hơn 200 cháu so với số liệu ban đầu.
Hạ chuẩn trường chuẩn để nhận đủ số
Trước thực tế trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 tăng cao, trong khi trường lớp xây dựng còn chậm, nhiều quận đã đề ra giải pháp tình thế nhằm thu nhận 100% trẻ vào lớp 1 như tăng sĩ số; cắt, giảm các lớp học 2 buổi/ngày…
Tại quận Thủ Đức, năm học 2009-2010, nhiều trường trong quận sẽ phải thực hiện tăng sĩ số học sinh/lớp, kể cả trường đạt chuẩn quốc gia để giải quyết chỗ học cho hơn 5.800 cháu vào lớp 1, trong đó có 2.200 chỗ học mới. Ông Nguyễn Trọng Cường cho biết nhiều trường sẽ phải chấp nhận sĩ số lớp học đông như: Trường Tiểu học Bình Triệu, Hiệp Bình Chánh, Trần Văn Vân. Ngay cả Trường Tiểu học Bình Chiểu là trường đạt chuẩn quốc gia cũng phải hạ chuẩn để nhận thêm học sinh. Tại các trường này, sĩ số học sinh/lớp trung bình là 45.
Quận Tân Phú cũng đề ra giải pháp tăng sĩ số lớp học ở nhiều trường lên 45 học sinh/lớp, thậm chí có trường lên 50 như Trường Tiểu học Lê Lai, Đoàn Thị Điểm…; bỏ việc tổ chức học các lớp bán trú ở Trường Tiểu học Tân Hương, Phan Chu Trinh, Võ Thị Sáu.
Còn tại quận Phú Nhuận, ngoài việc chuyển các lớp học 2 buổi/ngày tại các trường Tiểu học Trung Nhất, Cao Bá Quát, Đông Ba thành lớp học một buổi, quận còn đang dự kiến không tổ chức các lớp tăng cường tiếng Anh tại các trường Tiểu học Nguyễn Đình Chính, Trung Nhất để tăng sĩ số lớp học lên không quá 50 học sinh/lớp.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TPHCM, tiến độ xây dựng trường trên địa bàn còn chậm nên sĩ số lớp học tại nhiều trường, nhiều quận còn cao khiến cho việc nâng cao chất lượng dạy học gặp nhiều khó khăn.
HUY LÂN (NLĐ)
Bình luận (0)