Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Vào lớp 10, chọn môn học tự chọn như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là băn khoăn ca nhiu hc sinh trong chương trình tư vn “Tuyn sinh, hưng nghip hc sinh sau THCS” ln 8 năm hc 2022-2023 do Tp chí Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP.HCM t chc nhiu trưng THCS trên đa bàn thành ph.


Đi din S GD-ĐT TP.HCM tư vn cho hc sinh Trưng THCS Kiến Thiết (Q.3)

Chn theo đnh hưng ngh nghip

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngoài những môn học bắt buộc, học sinh THPT phải học thêm một số môn lựa chọn. Những môn học lựa chọn này do nhà trường tự tổ chức nên mỗi trường khác nhau. Điều này tạo thuận lợi cho học sinh, vì các em có thể lựa chọn môn học mình thích. Tuy nhiên, cũng tạo ra không ít khó khăn khi một số học sinh không biết lựa chọn môn tự học chọn như thế nào cho phù hợp.


Hc sinh lp 9 Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1) nh chuyên gia tư vn v cách chn môn hc t chn khi vào trưng THPT công lp

Để các em học sinh hiểu rõ hơn về việc này, ông Nguyễn Võ Đăng Khoa (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc quan trọng của học sinh từ THCS lên THPT không phải là các em học gì mà là học để tương lai làm gì, từ đó lựa chọn môn học phù hợp. Ví dụ, những em xác định sau này sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch nên chọn nhóm môn khoa học xã hội, trong đó có lịch sử, địa lý. Học sinh muốn sau này làm kiến trúc sư thì có thể chọn các môn công nghệ, nghệ thuật. Những em muốn làm dược sĩ, bác sĩ có thể chọn môn sinh học, vật lý… Việc lựa chọn như vậy sẽ tạo nền tảng vững chắc cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, vào ĐH cũng như ra trường làm việc. Dù là môn học lựa chọn nhưng không có nghĩa là không quan trọng. Các em chọn môn học nào phải theo học hết bậc THPT, bởi việc chuyển đổi sẽ gây nhiều khó khăn cho chính bản thân các em. Chẳng hạn, khi vào lớp 10, các em chọn môn vật lý, đến năm lớp 11 lại đổi sang môn sinh học, nhà trường vẫn cho phép và hỗ trợ học sinh, nhưng bản thân các em phải tự bổ sung phần kiến thức bị trống của môn sinh học ở lớp 10. Cứ cho là các em có thể tự học để lấy lại kiến thức đã trống, nhưng chỉ trong khoảng thời gian nghỉ hè thì các em khó có thể hoàn thành mục tiêu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập trong 2 năm còn lại. “Trước khi đăng ký nguyện vọng trường THPT, các em nên tìm hiểu kỹ ngôi trường đó có môn lựa chọn mình muốn học hay không. Khi đã lựa chọn thì phải cố gắng theo học hết THPT để không ảnh hưởng đến quá trình học tập”, ông Khoa khuyên.

ng đi nào cũng thành công

Sau THCS, nếu học sinh muốn rẽ sang hướng học nghề thì không cần phải dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập. Cụ thể, các em chỉ cần hoàn thành chương trình THCS, sau đó dùng học bạ để xét tuyển vào các trường TC, CĐ nghề. Bà Đặng Thanh Thủy (Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường TC Việt Giao) cho biết, năm nay trường tuyển sinh các ngành: Hướng dẫn viên du lịch; quản trị khách sạn; quản trị bếp ẩm thực; quản trị dịch vụ giải trí và tổ chức sự kiện… Khi học những ngành này, các em sẽ được đào tạo nghề song song với các môn văn hóa để nhận chứng chỉ hoàn thành chương trình THPT và bằng TC khi tốt nghiệp. So với học THPT, những em học TC vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí và sớm bước vào thị trường lao động. Vì vậy, những năm gần đây, số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chọn học TC khá nhiều. Nhiều người nghĩ trường TC chỉ dành cho học sinh yếu, kém nhưng thực chất không phải như vậy, mà do nhu cầu và mong muốn của học sinh. Việc học TC vẫn đảm bảo kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ. Đồng thời, nhà trường còn tạo điều kiện cho các em đi thực tập tại doanh nghiệp để cọ xát với thực tế, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. “Nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp nên tỉ lệ người học ra trường có việc làm 100%. Để trúng tuyển vào trường, học sinh chỉ cần xét tuyển học bạ”, bà Thủy thông tin.


Ph huynh hc sinh lp 9 Trưng THCS Vân Đn (Q.4) tìm hiu thông tin tuyn sinh đ h tr con chn trưng THPT phù hp

So với hệ công lập, chất lượng trường THPT ngoài công lập những năm gần đây cũng không thua kém. Nhiều trường đào tạo chương trình quốc tế giúp học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có kỹ năng hội nhập toàn cầu. Bà Nguyễn Thị Thảo Vân (Trường THCS – THPT Việt Anh) cho hay, nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục quốc tế, phần lớn là giáo viên nước ngoài giảng dạy. Tại đây, học sinh sẽ được học trên phần mềm máy tính, học song ngữ cùng với việc rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết trình… Nhà trường không bắt học sinh học theo kiểu truyền thống, thay vào đó các em tự do phát triển tư duy. Vì vậy, học sinh sẽ có môi trường học tập thoải mái, tự do và được khẳng định bản thân. “Hệ THPT công lập không phải là con đường duy nhất, các em còn nhiều hướng đi khác. Hướng đi nào cũng sẽ đưa các em đến với thành công nếu bản thân nỗ lực, cố gắng. Ngược lại, dù các em học ở ngôi trường tốt đến cỡ nào mà không có sự cố gắng thì cũng không phát triển như mong muốn”, bà Vân nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Dũng (Phó Giám đốc Trung tâm GDTX Lê Quý Đôn) cho hay, hệ GDTX đào tạo học sinh với thời gian như hệ THPT công lập. Sau 3 năm lớp 10, 11 và 12, các em vẫn được thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ. “Tại Trung tâm GDTX Lê Quý Đôn, chương trình giáo dục được tổ chức linh hoạt, vừa học vừa trải nghiệm. Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa cho học sinh rèn luyện thêm”, ông Dũng cho biết.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)