“Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp hội viên khẳng định rằng, đằng sau quyết định này là những động cơ chính trị không minh bạch. Nó ra đời do những nỗ lực vận động vụ lợi của Hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA)”.
Đó là nội dung trong thư ngỏ đã được VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ, thể hiện sự bất bình trước mức thuế chống bán phá giá sơ bộ mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra trong đợt xem xét hành chính lần thứ 6 (POR6), đối với sản phẩm phi lê đông lạnh cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
Năm 2001, Mỹ là thị trường nhập khẩu tới 84% sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay con số này chỉ khoảng 10%.
Ngày 15/9, thông tin về mức thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng cho sản phẩm cá tra của Việt Nam đã được DOC đưa ra là từ hơn 100% đến trên 120%. Nếu mức thuế sơ bộ này được thông qua vào tháng 3/2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/8/2008 đến 31/7/2009 sẽ bị truy thu thuế.
Đối với doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu vào thị trường này sẽ phải nộp trước số tiền bằng mức thuế đã được áp dụng cho các lô hàng. Như vậy, cộng thêm thuế chống bán phá giá (với mức cao nhất là 4,22 USD/kg), sản phẩm cá tra của Việt Nam khi vào thị trường Mỹ mức giá sẽ lên tới 8 USD/kg.
Tại buổi gặp gỡ với báo chí vào sáng 17/9, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cho biết: vào năm 2003, mức thuế DOC áp dụng đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam là từ 38- 64%. Không công ty nào có thể dự phòng mức thuế lên tới hơn 120%. Việc làm này thực chất là mang tính "trừng phạt" đối với việc xuất khẩu philê đông lạnh cá tra của Việt Nam.
VASEP phản đối mức thuế trong kết quả sơ bộ này vì DOC đột ngột thay đổi quốc gia thay thế của Việt Nam, từ Bangladesh thành Philippines dẫn đến mức thuế bị đẩy lên cao một cách vô lý.
Cụ thể, trong đợt rà soát hành chính lần 6, DOC chỉ dựa vào nguồn số liệu được thu thập từ 36 bảng trả lời tại Philippines để tính toán giá cá tra nguyên liệu mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về việc ngành cá tra Philippines đã được cải thiện, phù hợp hơn Bangladesh mà DOC đã liên tục sử dụng làm giá trị thay thế đối với cá tra Việt Nam trong 5 năm qua.
VASEP khẳng định việc sử dụng số liệu cá tra tại Philippines để tính toán biên độ phá giá cho cá tra Việt Nam là bất hợp lý. Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất trên thế giới với khối lượng trên 1,2 triệu tấn nguyên liệu/năm. Trong khi ngành cá tra của Philippines rất nhỏ lẻ và sơ khai, quy trình nuôi, chế biến chưa đồng bộ khiến cho giá thành sản xuất cá tra luôn ở mức cao. Quốc gia này lại không hề xuất khẩu sản phẩm cá tra như Việt Nam sang bất kỳ thị trường nào.
“Ở Việt Nam giá cá tra nguyên liệu chỉ là 0,8 USD/kg, còn mức giá tại Philippines là 2,38 USD/kg. Điều này đã khiến kết quả xem xét cho rằng các nhà xuất khẩu của Việt Nam có mức lợi nhuận lên tới 91,26%”, ông Dũng cung cấp thêm.
Cụ thể, trong đợt rà soát hành chính lần 6, DOC chỉ dựa vào nguồn số liệu được thu thập từ 36 bảng trả lời tại Philippines để tính toán giá cá tra nguyên liệu mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về việc ngành cá tra Philippines đã được cải thiện, phù hợp hơn Bangladesh mà DOC đã liên tục sử dụng làm giá trị thay thế đối với cá tra Việt Nam trong 5 năm qua.
VASEP khẳng định việc sử dụng số liệu cá tra tại Philippines để tính toán biên độ phá giá cho cá tra Việt Nam là bất hợp lý. Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất trên thế giới với khối lượng trên 1,2 triệu tấn nguyên liệu/năm. Trong khi ngành cá tra của Philippines rất nhỏ lẻ và sơ khai, quy trình nuôi, chế biến chưa đồng bộ khiến cho giá thành sản xuất cá tra luôn ở mức cao. Quốc gia này lại không hề xuất khẩu sản phẩm cá tra như Việt Nam sang bất kỳ thị trường nào.
“Ở Việt Nam giá cá tra nguyên liệu chỉ là 0,8 USD/kg, còn mức giá tại Philippines là 2,38 USD/kg. Điều này đã khiến kết quả xem xét cho rằng các nhà xuất khẩu của Việt Nam có mức lợi nhuận lên tới 91,26%”, ông Dũng cung cấp thêm.
Sự thiếu khách quan của DOC khi chọn Philippines là quốc gia thay thế làm giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất cá da trơn nội địa, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng.
Hành động của DOC không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu nông dân nuôi cá tra tại Việt Nam, mà còn tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và hàng vạn người lao động Mỹ đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm cá tra nhập khẩu.
Do đó, VASEP yêu cầu khi xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng, DOC phải thực hiện nhất quán trong việc sử dụng Bangladesh làm quốc gia thay thế để tính giá trị đầu vào đối với cá tra Việt Nam như trước đây.
Do đó, VASEP yêu cầu khi xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng, DOC phải thực hiện nhất quán trong việc sử dụng Bangladesh làm quốc gia thay thế để tính giá trị đầu vào đối với cá tra Việt Nam như trước đây.
Nguồn VNECONOMY
Bình luận (0)