Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Vẽ cuộc đời” cho vỏ mì tôm

Tạp Chí Giáo Dục

Thay vì kết thúc s phn ti các bãi rác, nhng v mì tôm (VMT) vô tri vô giác đưc mt cô giáo gom v cho “sng” mt cuc sng mi ý nghĩa hơn. Nh s sáng to đc đáo, VMT không ch góp phn bo v môi trưng mà còn san s yêu thương đến nhng mnh đi khó khăn.


Cô Vũ Th Tho (bìa phi) và các thành viên trong CLB Mì tôm xanh gii thiu sn phm

Người “vẽ cuộc đời” cho VMT là cô Vũ Thị Thảo (giáo viên dạy thể chất, Trường THPT Winschool) – tác giả khởi xướng thành lập câu lạc bộ (CLB) Mì tôm xanh với hơn 200 thành viên trên cả nước tham gia.

Biến rác thành đ trang trí

Tháng 2-2020, dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta và phải thực hiện giãn cách xã hội. Trường học ngừng giảng dạy trực tiếp, chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Khi đó, trường Winschool đã phát động Tuần lễ vì môi trường và cô Vũ Thị Thảo đăng ký tham gia. Từ đó, cô bắt đầu nghiên cứu cách làm các sản phẩm tái chế. Để có ý tưởng cho việc tạo ra sản phẩm, cô Thảo đã mày mò tìm hiểu cách làm lọ hoa và các sản phẩm khác từ túi ni lông, giấy, có cả VMT. Qua một cuộc thử nghiệm, cô Thảo thấy VMT mỏng, mềm, màu sắc đa dạng, dễ làm. Thế là cô bắt tay vào việc tái chế VMT. Để có nguyên liệu làm sản phẩm, đích thân cô Thảo thu gom thật nhiều VMT. “Do thời điểm đó dịch bệnh hoành hành nên việc thu gom VMT rất khó khăn. Tôi thu gom mãi nhưng chỉ được một ít. Có bao nhiêu tôi mày mò tạo ra sản phẩm bấy nhiêu. Từ đồ lót ly, ống đựng bút, lọ hoa tới những sản phẩm phức tạp hơn như túi sách, hộp đựng giấy…”, cô Thảo cho biết.

Dù chưa có kinh nghiệm làm đồ handmade nhưng những sản phẩm do cô Thảo tạo ra từ VMT rất lạ và bắt mắt. Mỗi sản phẩm hoàn thành, cô đều chụp hình và đăng “khoe” trên mạng xã hội. Điều bất ngờ là những bài viết chia sẻ về sản phẩm làm từ VMT của cô Thảo nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tranh thủ cơ hội đó, cô Thảo bắt đầu kêu gọi mọi người, trong đó có học sinh đồng hành thu gom VMT và học làm sản phẩm tái chế. Đó cũng là thời điểm cô Thảo cho ra mắt CLB Mì tôm xanh với sứ mệnh góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức của cộng đồng đối với túi ni lông, đồ nhựa. Hiện CLB có hơn 200 thành viên ở nhiều tỉnh/thành trên cả nước tham gia. Do không có cơ hội gặp nhau nên các thành viên chủ yếu hoạt động online. “Các thành viên sẽ thu gom VMT, sau đó gửi về cho chúng tôi làm sản phẩm. Hoặc các thành viên cũng có thể tự làm sản phẩm. Tôi thực hiện các video, hình ảnh hướng dẫn cách tạo ra sản phẩm đăng trên trang Fanpage “Mì tôm xanh” và Facebook cá nhân để mọi người tham khảo. Khi các thành viên gửi sản phẩm về, chúng tôi sẽ hỗ trợ bán. Số tiền thu được trừ chi phí này nọ, lợi nhuận sẽ chuyển về cho các thành viên”, cô Thảo nói.


Sn phm làm t v mì tôm do cô Vũ Th Tho và cng s thc hin

Theo cô Thảo, nhờ có nhiều người tham gia mà hiện tại số lượng VMT được thu gom rất nhiều, không thiếu để cô và các thành viên tạo ra sản phẩm. Để làm sản phẩm tái chế, VMT thu về phải cắt ngang miệng, không xé dọc. Sau khi phân loại, mọi người dùng giấy lau sạch, cắt đi cạnh cứng, có răng cưa. Phần thừa này được thu gom lại và chuyển cho công ty tái chế rác, không xả ra môi trường. Phần VMT còn lại được cuộn tròn thành những que dài. Cô Thảo và các thành viên sẽ dùng những que này để đan, hoàn thành sản phẩm.

Sản phẩm làm từ VMT rất đa dạng, từ đồ trang trí trong gia đình như lọ hoa, xe đạp, lót ly, hộp đựng giấy đến phụ kiện như túi xách, vòng tay, hoa tai… Tùy sản phẩm dễ làm hay phức tạp sẽ có giá từ 40 ngàn đồng đến vài trăm ngàn. “Túi xách làm mất thời gian nhất, khoảng 12 tiếng/sản phẩm vì nhiều công đoạn và có phụ kiện kèm theo. Lót ly làm dễ, từ 15-20 phút/sản phẩm. Chỉ cần sáng tạo một chút, mình làm một chiếc túi đã giảm được 300 VMT thải ra môi trường”, cô Thảo bày tỏ.

San s yêu thương

Không chỉ lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, cô Thảo và các thành viên trong CLB Mì tôm xanh còn chia sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn… từ chính VMT. Theo đó, các sản phẩm sáng tạo từ VMT được bán đi, số tiền thu được dành tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian qua CLB đã bán được nhiều sản phẩm và thu về hàng chục triệu đồng. Số tiền trên được tặng cho chương trình “Cặp lá yêu thương” của VTV, ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19… nhằm chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh không may mắn. “Mặc dù làm những sản phẩm này mất rất nhiều thời gian nhưng tôi và các thành viên trong CLB vẫn say mê và thích thú với công việc. Bởi lẽ, khi mỗi sản phẩm được hoàn thành và trao đến khách hàng là lúc mình góp một phần công sức để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”, cô Thảo bộc bạch.

Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện của mình, cô Thảo cho biết CLB không thu tiền trực tiếp của khách hàng. Thay vào đó, CLB sẽ lựa chọn những hoàn cảnh đặc biệt, khách hàng chuyển tiền trực tiếp vào số tài khoản hoàn cảnh cần được giúp đỡ. Hay những quỹ thiện nguyện khác cũng vậy. Những hoạt động của cô Thảo và CLB đều được chia sẻ công khai. Chính vì vậy nhiều người đã ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn số tiền nhiều hơn giá trị của sản phẩm mà họ mua.

Nói về kế hoạch trong tương lai, cô Thảo cho hay, sắp tới cô sẽ đào tạo các thành viên trong CLB biết làm thành thạo nhiều sản phẩm từ VMT. Song song đó, các thành viên trong CLB sẽ đến một số trung tâm bảo trợ xã hội dạy các em nhỏ cách thức tái chế, sáng tạo những sản phẩm từ VMT; CLB giúp bán sản phẩm để các em có thêm nguồn thu, qua đó góp phần bảo vệ môi trường và truyền tải những thông điệp ý nghĩa, tích cực trong cuộc sống.

Qua hơn một năm hoạt động, những sản phẩm tái chế từ VMT của CLB Mì tôm xanh đã nhận được các giải thưởng: Giải ba tại cuộc thi Sáng kiến thanh niên “Trả xanh cho biển” do Quỹ ASEAN tổ chức; giải nhì cuộc thi “Phác họa sống xanh – Cách gieo mầm cho trái đất 2020” do GLUE Project tổ chức. Năm 2021, CLB đoạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp vì môi trường toàn quốc do Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.

H Trinh

Bình luận (0)