Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Vẻ đẹp khuất lấp của “Viên ngọc ẩn”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà văn ngưi M Jodi Picoult tng viết: “Nơi tt nht đ bn rơi nưc mt đó chính là trên cánh tay ca m”. Câu nói trên qu thc rt đúng. Nó đã gi lên cho ta nhng cm xúc nghn ngào v tình mu t thiêng liêng và cao quý. Tình cm gia m và con, ph và t luôn là ngun cm hng bt tn chp cánh cho nhng ngòi bút.


Hc sinh đc sách trong thư vin trưng (nh minh ha). nh: T.Nam

Có vô số tác phẩm viết về đề tài tình cảm mẹ và con, nhưng để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc thì số lượng tác phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tác phẩm truyện ngắn “Viên ngọc ẩn” (in trong 40 truyện rất ngắn, NXB Hội Nhà văn, 1994) của tác giả Xuân Đình nằm trong số đó. Truyện đã đem đến cho độc giả những cảm xúc mới lạ. Tác giả đã vô cùng khéo léo, tinh tế gửi gắm đến độc giả bài học sâu sắc mà thấm thía về tình yêu thương và sự đồng cảm trong cuộc sống qua hình thức nghệ thuật đậm chất nhân văn.

Trước hết, ta cần hiểu nội dung của câu chuyện. Trong tác phẩm, tác giả Xuân Đình đã xây dựng câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Tư: người đánh bắt cá tràu (tức cá lóc). Ngày ngày, ông phải tần tảo, vất vả đánh bắt cá ở con bàu Lâm Yên để kiếm chút tiền đắp đổi qua ngày nuôi con và vợ. Không may, năm ấy trời hạn mãi, cá tràu chẳng chịu đẻ trứng, ông Tư chẳng biết phải đào đâu ra tiền chăm lo cho đàn con thơ đang nheo nhóc ở nhà và người vợ đang bệnh. Tình cảnh lúc này thật éo le làm sao. Một hôm, ông bắt được hai con cá, một con ông tính bán, con cá mẹ lớn hơn thì làm cháo cho lũ con đánh bữa đỡ lòng. Khi bà Tư (vợ ông) đang cạo vảy cho cá mẹ thì sơ ý đánh rơi xuống bàu rồi lặn mất. Sáng hôm sau, ông gặp con cá tràu thân trắng, chính là con cá bà Tư đã cạo vảy hôm qua. Nó đã vượt mấy cây số để về với đàn con. Và cũng từ hôm đó, ông đã bỏ nghề đánh bắt cá tràu này.

Từ câu chuyện trên, ta có thể thấy chủ đề về tình mẫu tử thiêng liêng và trân quý. Tôi thật sự rất ấn tượng với chủ đề của truyện ngắn này. Đó là vẻ đẹp cao quý của tình mẫu tử thông qua hình ảnh con cá tràu vượt hàng cây số để về với đàn con với hình hài trơ trụi do đã bị cạo hết vảy. Bên cạnh đó, hình ảnh ông Tư cũng làm nổi bật chủ đề, đó là ông luôn trăn trở về hoàn cảnh gia đình của mình, ông nhớ về cha mẹ đã luôn chăm sóc, lo lắng cho ông. Và việc ông bỏ nghề câu cá tràu cũng là vì cảm nhận được tình thương của cá mẹ đối với đàn con. Điều này đã đọng lại trong lòng người đọc những cảm xúc lắng đọng, khó tả thành lời.


Bìa sách “40 truy
n rt ngn” ca Hi Nhà văn Vit Nam

Truyn ngn “Viên ngn” ca tác gi Xuân Đình đã đ li trong lòng ngưi đc nhng cm xúc nghn ngào khó t. Nó đã cho ta thy đưc tình mu t bao la rng ln. Ngoài ra, còn cho ta thy s cm thông, thu hiu trong cuc sng. Có ngưi đã tng nói rng: “Nơi lnh nht không phi là Bc Cc, mà là nơi không có tình yêu thương”.

Làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện, bên cạnh chủ đề, còn thể hiện qua bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Đầu tiên là cách đặt nhan đề. Tác giả Xuân Đình đã đặt nhan đề cho câu chuyện hết sức lôi cuốn và hấp dẫn khiến cho độc giả không tài nào bỏ qua. “Viên ngọc” là ý chỉ sự quý giá, còn “ẩn” là ẩn giấu, khuất lấp bên trong. Từ nhan đề này cho thấy phép ẩn dụ để chỉ hình tượng con cá mẹ cho tình mẫu tử. Ngoài ra, “viên ngọc ẩn” còn chỉ vẻ đẹp ẩn giấu trong tâm hồn và cách ứng xử của ông Tư. Thứ hai là cách xây dựng hình tượng nhân vật. Tác giả đã tạo nên hai nhân vật đó là ông Tư và con cá tràu mẹ. Tuy hai nhân vật này hoàn toàn khác nhau nhưng đều bổ sung thêm ý nghĩa làm rõ chủ đề. Nếu ông Tư là nhân vật có thật thì con cá tràu mẹ lại là hình ảnh ẩn dụ. Ông Tư có hoàn cảnh rất khó khăn, ông là trụ cột gia đình nên ngày nào cũng phải vất vả kiếm cơm nuôi con và vợ. Nhiều hôm ông chạnh lòng nghĩ tới cha mẹ, ngày xưa họ đã chẳng một lời than trách cho những thứ phải gánh chịu. Điều này, ta có thể thấy tình cảm sâu sắc mà ông dành cho cha mẹ. Nhân vật đặc sắc đã làm nên câu chuyện là con cá tràu mẹ. Tác giả đã ẩn dụ tình mẫu tử thông qua nhân vật này. Con cá đã bất chấp vượt mấy cây số với thân thể đã bị cạo vảy để về với đàn con mới sinh. Nó đã thể hiện lên tình cảm bao la giữa mẹ và con, dù có đang trong hoàn cảnh nào mẹ vẫn luôn quay về và chở che cho con. Tình mẫu tử cao cả chẳng điều gì sánh bằng. Thứ ba là cách xây dựng các chi tiết truyện một cách đặc sắc. Tôi thật sự rất tâm đắc với chi tiết cuối cùng: ông Tư nghỉ làm nghề câu cá tràu. Lý do ông làm thế là vì đã chứng kiến cảnh con cá tràu mẹ với cái hình hài trơ trụi cố tìm về với đàn con. Ông Tư cảm kích tấm lòng “mẫu tử” của con cá mẹ với đàn con, nên ông coi nghề câu cá tràu của mình là ác. Điều này cho thấy ông là người giàu lòng trắc ẩn, nhân hậu và hướng thiện.

Tóm lại, truyện ngắn “Viên ngọc ẩn” của tác giả Xuân Đình đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc nghẹn ngào khó tả. Nó đã cho ta thấy được tình mẫu tử bao la rộng lớn. Ngoài ra, còn cho ta thấy sự cảm thông, thấu hiểu trong cuộc sống. Có người đã từng nói rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình yêu thương”. Quả thực như vậy. “Viên ngọc ẩn” đã làm người đọc cảm nhận rằng cuộc sống này sẽ rất khó khăn nếu thiếu vắng đi tình thương của cha mẹ.

Phi Vân
(hc sinh lp 8 Trưng THCS Âu Lc,
Q.Tân Bình, TP.HCM)

 

Bình luận (0)