Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Về Đông Anh trẩy hội Cổ Loa

Tạp Chí Giáo Dục

Đã thành thông lệ, mồng 6 tháng giêng (âm lịch), người người lại nô nức về trẩy hội đền Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Lễ hội Cổ Loa diễn ra 10 ngày (từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi. An Dương Vương  đặt tên nước là Âu Lạc và đóng đô ở Cổ Loa. Lễ hội gắn liền với sự tích truyền thuyết nỏ thần và câu chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy.

 Từ sáng sớm, khắp đường làng ngõ xóm Cổ Loa đã sặc sỡ màu cờ hội, áo hội. Mở đầu là đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là đến nghi thức tế lễ và đám rước thần của tám làng (gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép…

Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, tại các khu vực quanh đền Cổ Loa còn diễn ra nhiều trò chơi như đu tiên, đánh vật hát chèo, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước…
Hội Cổ Loa kéo dài cho tới  ngày 16 tháng giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội. Bởi vậy, một chuyến du xuân về đền Cổ Loa trong những ngày này chắc chắn  sẽ đem đến cho du khách những điều thú vị.

Nghi lễ rước thần của tám làng ở Cổ Loa

Sân đền Cổ Loa sặc sỡ tán lọng, áo hội

Trò chơi cờ người tổ chức tại sân Trường THCS Cổ Loa

Trai làng Cổ Loa đấu vật

Trên sân vận động Cổ Loa, du khách có thể xem chọi gà

Múa rối nước tại trụ sở ban tổ chức lễ hội Cổ Loa

 

Thưởng thức tuồng cổ Mỵ Châu, Trọng Thủy


Hát quan họ tại khu vực Xóm Chợ
TIẾN THÀNH / TTO

 

Bình luận (0)