Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Về Mù Cang Chải ngắm mùa vàng

Tạp Chí Giáo Dục

Khi nhng git nng thu vén màn mây, ri vàng trên nhng tha rung bc thang, ngưi nông dân Mù Cang Chi (tnh Yên Bái) cũng bt đu tt bt vi mt v mùa đón khách du lch.


Ngưi H’Mông  Mù Cang Chi làm du lch t rung bc thang

Nếu có một nơi nào đó trên dọc dài thiên lý Bắc Nam, trên hành trình trải nghiệm cảnh đẹp thiên nhiên hùng vỹ và nên thơ mà đến một lần lại muốn trở lại thêm nhiều lần nữa, hẳn đó là vùng đất Mù Cang Chải ở miền Tây Bắc.

Bình minh trên đi Mâm Xôi

Từ thủ đô Hà Nội, chúng tôi vượt chặng đường 300km trên cung đường Tây Bắc tuyệt đẹp để đặt chân đến với vùng đất Mù Cang Chải – nơi được ví là vùng “đất gỗ khô” của tỉnh Yên Bái. “Mù Cang Chải bây giờ không còn mang ý nghĩa đất gỗ khô như tên gọi. Nhờ có du lịch, đời sống của đồng bào được nâng lên. Mô hình trồng lúa làm du lịch và tổ chức hợp tác xã  xe ôm phục vụ du khách đã mang lại nhiều lợi ích cho bà con đồng bào nơi này”, anh Lý Bua Giàng – một thành viên xe ôm thuộc Tổ hợp tác xe ôm xã La Pán Tẩn nói.


Đi Móng Nga nhìn t trên cao

So với 7 năm về trước, khi lần đầu tiên chúng tôi đặt chân đến với miền đất này, con đường dài 2km lên đồi Mâm Xôi bây giờ đã được thảm bê tông, không còn cảnh những chiếc bánh xe máy quấn chặt những vòng xích chống trượt, rồ ga hết mức trườn qua bùn lầy, dốc đứng. Vẫn lời Lý Bua Giàng nói tiếng Kinh chậm như nhặt thóc: “Có đường sá, xe của anh em trong đội bớt bị hư hỏng, thu nhập cũng cao hơn, khách đến nhiều hơn”.

Lý Bua Giàng dừng xe trên bãi đất bằng, trên đỉnh dốc. Anh hứa sẽ đợi tôi quay trở về sau khi vãn cảnh bình minh xong. Sáng sớm, đồi Mâm Xôi còn thưa khách. Những tia nắng đầu ngày chiếu xiên qua màn mây mỏng, rọi xuống những thửa ruộng lúa bắt đầu ngả vàng, đẹp như tranh vẽ. Tôi hít hà không khí trong lành của ban mai. Mường tượng đôi bàn tay của những người nông dân ở La Pán Tẩn khéo cuốc, cào, vun xới nên một ngọn đồi Mâm Xôi. Không ai biết họ mất bao lâu để làm nên tuyệt tác ấy nhưng chắc chắn họ có đôi bàn tay và cái nhìn thẩm mỹ của những người họa sĩ. Từ đỉnh đồi Mâm Xôi, phóng tầm mắt xa hơn trên những triền đồi, bên chân núi, những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp, thấp thoáng xa xa là đôi nếp nhà sàn có những chùm khói trắng là là bay lên thật đẹp, một vẻ đẹp khó có khuôn hình nào ôm trọn.


Du khách check-in  đi Mâm Xôi

Tôi nhận thấy nụ cười của những người phụ nữ H’Mông khi thong dong qua những triền lúa vàng. Trên vai họ gùi những bó hoa, bó lúa để cho du khách thuê chụp hình. Họ lên núi từ rất sớm, những giọt sương mai còn đọng lại trên vành khăn, tà áo, thấm một chút se lạnh của thời tiết chốn núi rừng. Tôi thừa nhận với Lý Bua Giàng, buổi bình minh ở đồi Mâm Xôi thật đẹp – một vẻ đẹp của tuyệt tác thiên nhiên, trên vành môi và cả ở tấm lòng của những người H’Mông mưu sinh trên đỉnh núi.

Hoàng hôn trên đi Móng Nga

Rời đồi Mâm Xôi, chúng tôi đặt chân đến đỉnh đồi Móng Ngựa ở xã Mồ Dề khi trời xế chiều. Thấy chúng tôi thoáng ngại ngần trước con dốc cao vút, ngoằn ngoèo dài gần 2km dẫn lên đồi Móng Ngựa, anh Hoàng Quốc Huy – người bạn đồng hành cùng chúng tôi từ Hà Nội đến tận Mù Cang Chải nói: “Cung đường trải nghiệm hẳn có những khó khăn, hiểm trở. Nhưng nếu không thử một lần chinh phục nó để thưởng thức vẻ đẹp của đồi Móng Ngựa, hành trình về Mù Cang Chải coi như chưa trọn vẹn”.


Đưng lên đi Móng Nga

Tôi từng đi qua nhiều cung đường núi, chinh phục cả ba trong tứ đại đỉnh đèo miền Tây – Đông Bắc, nhưng chặng đường lên đồi Móng Ngựa với những con dốc dựng đứng, nhiều khúc cua gấp vẫn khiến tôi rùng mình, bám chặt tay vào phía sau yên chiếc xe máy của thành viên Tổ xe ôm tự quản xã Mồ Dề, có nhiều khúc cua khiến tôi như… nín thở.

Đồi Móng Ngựa hiện dần ra trước mắt chúng tôi với một màu vàng rời rợi. Ánh nắng buổi hoàng hôn trải dài trên những thửa ruộng, hắt ánh sáng xuống dòng sông chảy bên dưới chân đồi, khiến mặt nước lóng lánh như tráng gương.


Phong cnh nên thơ ca đi Mâm Xôi dưi ánh bình minh

Không có những thung lũng trải dài tầm mắt như đồi Mâm Xôi. Ở Móng Ngựa, những thửa ruộng leo dốc cao hơn, cong khum hơn tạo nên cảm giác vời vợi khi phóng tầm mắt nhìn về phía dưới. Chị Lý Thị Mùa – người H’Mông ở xã Mồ Dề nói: “Ngày trước đây người dân ở Mồ Dề thường lên đồi Móng Ngựa làm ruộng để thu hoạch lúa. Năng suất thấp. Đường lên Móng Ngựa là đường đất, về mùa mưa bùn lầy trơn trượt rất nguy hiểm. Cuộc sống vô cùng khó khăn. Hai năm nay đường đất thay bằng đường bê tông xe chạy hai chiều. Du lịch phát triển. Bà con trồng lúa để làm du lịch. Hộ nào có phương tiện đều tham gia tổ xe ôm tự quản chở khách lên tham quan, thu nhập khấm khá hơn nên ai cũng vui”.

Buổi hoàng hôn trên đồi Móng Ngựa óng ánh lúa vàng, rừng xanh và tiếng khèn du dương của người H’Mông níu chân, không muốn rời. Nhớ mãi nụ cười cô gái H’Mông Lý Thị Mùa cùng lời dặn: “Nhớ quay trở lại với Mù Cang Chải nhé!”.

Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)