Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Về rừng ngập mặn học sử, địa, sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Ngoài vic đưc làm quen vi các loài thc vt, đng vt trên cn và dưi nưc, hc sinh còn hiu thêm v truyn thng lch s anh hùng mà nhiu thế h cha anh đã đ li. Đó là chuyến tri nghim hc tp sáng to ca hc sinh khi 11 Trưng THPT Lê Thánh Tôn (Q.7) ti Khu d tr sinh quyn rng ngp mn Cn Gi (TP.HCM) mi đây.

Ti chiến khu Rng Sác, các em hc sinh đưc nghe anh Đng Văn Hiếu (hưng dn viên) thông tin v hot đng ca đc công Rng Sác vi nhng chiến công hin hách đi vào huyn thoi

Trong số 600 học sinh khối 11 tham gia chuyến trải nghiệm, có rất ít em hiểu rõ về Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Vì thế, hầu hết học sinh đều náo nức và nhiệt tình tham gia chuyến đi. Trong cảm nhận của em Nguyễn Tuấn Kiệt (lớp 11A2), Cần Giờ là vùng đất ngập mặn nằm sát bờ biển với thảm thực vật đặc trưng như cây đước, cây mắm, cây bần bạt ngàn màu xanh. Nơi đây còn là dấu tích anh hùng của nhiều đơn vị đặc công mà tiêu biểu là bộ đội đặc công Rừng Sác với hình ảnh những người chiến sĩ “nếm mật nằm gai” chịu đựng cuộc sống gian khổ trong rừng rậm đã làm cho kẻ thù kinh hồn bạt vía.

Ngoài chuyến tri nghim ti Khu d tr sinh quyn rng ngp mn Cn Gi, Trưng THPT Lê Thánh Tôn còn t chc 2 chuyến v ngun cho hc sinh khi 10, khi 12 ti Bo tàng H Chí Minh, Bo tàng Chng tích chiến tranh và quê hương Đng Khi (Bến Tre) đ các em có thêm s tri nghim b ích.

Khi xe vừa qua phà Bình Khánh, cả thầy và trò cảm thấy tâm hồn thật thư thái, bỏ lại phía sau sự ồn ào của cuộc sống đô thị. Từng cây cầu sơn trắng thanh thoát bắc qua các con sông nước trong xanh như mỗi trang sách mở ra bài học mới mà đầu tiên là bài học về Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Khi được anh Đặng Văn Hiếu (hướng dẫn viên của khu du lịch) giới thiệu tỉ mỉ, học sinh bắt đầu khám phá nét đặc trưng của các loài cây rừng ngập mặn. Tuy nhiên, phải đến khi đặt chân đến Khu du lịch sinh thái Dần Xây và Rừng phòng hộ Cần Giờ, các em mới “mắt thấy” về gia tài quý báu của thảm thực vật nơi đây. Hầu hết những loài cây ở đây tuy không to lớn nhưng tán lá rộng có bóng mát và có một đặc điểm chung là… rất xa lạ với học sinh thành thị. Thế nhưng, chỉ dạo quanh khu rừng khoảng 1 giờ, các em đã có thêm nhiều “bạn mới” trên vùng đất ngập mặn này, đó là cây bần trắng, mắm trắng, su ổi, bần chua, ô rô… chen chúc nhau vươn lên đón ánh mặt trời. Như một hệ tuần hoàn khép kín, nhiều loại thủy sinh đã biết nương tựa vào nhau để sinh tồn, đó là các loài động vật đặc trưng như khỉ, tắc kè, rắn, chim, bướm (trên cạn); cá sấu hoa cà, thòi lòi, kỳ đà nước (dưới nước)… Bài học về sinh vật không chỉ nằm lặng lẽ trong sách giáo khoa mà có sức hấp dẫn từ những điều các em đang được trải nghiệm giữa thực tế sinh động.

Tiếp tục hành trình, học sinh được tìm hiểu địa danh lịch sử chiến khu Rừng Sác. Tại đây, bài học về chiến khu Rừng Sác như hoạt động của Đoàn 10 đặc công với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào huyền thoại bây giờ không còn nằm trên trang sách mà tất cả như hiện diện giữa rừng đước bao la. Bục giảng hôm nay là bức phù điêu về đội đặc công Rừng Sác nhuộm màu vàng cao lớn tỏa khói hương nghi ngút làm cho “giờ học” càng thêm nghiêm trang. Anh Đặng Văn Hiếu đã trở thành thầy giáo không cần giáo án với những lời thuyết trình dào dạt cảm xúc. Không cần giám thị nhắc nhở, tất cả học sinh ngồi trật tự, im lặng lắng nghe. Các em như “nuốt lấy từng lời” để làm tư liệu cho bài thu hoạch sau chuyến đi. Không có phòng thí nghiệm, không có phòng chức năng mà “đồ dùng dạy học” ở đây rất phong phú để học sinh mặc sức trải nghiệm. Đó là những căn nhà nhỏ mọc giữa rừng đước như Trạm công binh, Trạm cứu thương, Trạm thông tin mà bộ đội đặc công từng sinh hoạt với những dụng cụ tự chế rất sáng tạo… Em Nguyễn Lê Hồng Vinh bày tỏ cảm xúc: “Chuyến đi đã để lại cho chúng em nhiều giá trị về cuộc sống, mở mang thêm kiến thức về lịch sử, địa lý, sinh học…”.

Bài, ảnh: Phan Ngc Quang

Bình luận (0)