Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
– Tăng cường thông khí trong cơ sở y tế hoặc nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
– Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
– Thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng.
– Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với bệnh nhân, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên một mét.
– Nếu thấy có biểu hiện của hội chứng cúm, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
Các biện pháp xử lý ổ dịch
Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận ít nhất một ca có thể hoặc ca khẳng định.
Đối với ca bệnh (bao gồm ca nghi ngờ, ca có thể, ca xác định)
– Cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị, tùy theo tình trạng bệnh.
– Thời gian cách ly là bảy ngày sau khi khởi phát.
– Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.
– Che miệng và mũi bằng khăn vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
– Tăng cường thông khí trong khu vực điều trị và nhà có bệnh nhân bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
– Điều trị bệnh nhân và phòng lây nhiễm theo Quyết định số 1440/QĐ-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) ở người.
– Bệnh nhân tử vong phải được khâm liệm, mai táng theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm.
Đối với môi trường
Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng, nước javel, cồn Ethanol 70 độ.
Theo TPO
(Còn nữa)
Bình luận (0)