Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Về thăm Nam Đàn quê Bác

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nam Đàn mãi mãi t hào là quê hương ca Ch tch H Chí Minh. Quê Bác hôm nay đã có đ tim năng đ vươn mình ct cánh tr thành huyn nông thôn mi mu theo hưng phát trin văn hóa gn vi du lch.


Du khách vào tham quan nhà tranh Kim Liên – quê ni ca Bác trưc mùa dch Covid -19

Năm 2020, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi chưa có dịch Covid- 9 hoành hành, khắp nơi đổ về Làng Sen thăm quê Bác. Mỗi ngày Khu di tích lịch sử Kim Liên đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước…

Bi hi v li chn xưa

Xe chúng tôi chạy từ TP.Vinh lên, nhìn từ xa, màu xanh núi Thiên Nhẫn và Đại Huệ vắt ngang bầu trời vẫn đẹp như trong câu thơ La Sơn phu tử. Bài học lịch sử đã giúp nhiều thế hệ biết đến Nam Đàn là vùng đất sinh ra nhân kiệt và truyền thống cách mạng luôn tiếp nối qua nhiều thời đại. Nơi đây, cảnh đẹp sơn thủy được núi Thiên Nhẫn, núi Đại Huệ làm nên dáng vóc. Được người hướng dẫn giới thiệu, chúng tôi biết Nam Đàn có nhiều đền chùa hội tụ: đền Vua Bà, đình Nhân Hậu, đình Nam Hoa…

Được trở về đây thăm mái nhà tranh nghĩa tình và những ao sen 4 mùa tỏa hương thơm ngát, lòng người thêm bồi hồi xúc động. Mảnh đất thiêng liêng từng cất giấu nhiều kỷ niệm tuổi ấu thơ đối với cuộc đời cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến lúc ra đi tìm đường cứu nước.


V thăm Nam Đàn quê Bác

Khu di tích lịch sử Kim Liên nằm trong một quần thể khép kín với 3 điểm tham quan chính là Làng Sen (quê nội), làng Hoàng Trù (quê ngoại) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Bác Hồ). Đặt chân đến đây, niềm xúc động của du khách thật sự dâng trào vì mảnh đất làng Sen thân thương, giản dị đã gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quý trọng hơn là còn lưu giữ được nhiều kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung bằng những câu chuyện kể và từng kỷ vật đơn sơ của gia đình.


Ngát hương sen trên quê hương H Ch tch

Con đường dẫn vào quê nội tỏa mùi hương thơm ngát vì dọc lối đi lâu lâu có vài hồ sen hai bên như để đón chào du khách. Bởi thế, quê nội Bác có tên chữ Kim Liên rất đẹp. Hàng râm bụt đỏ hoa quê, những vồng rau lang, đám ruộng trồng đậu lạc xanh mướt, cây bưởi cây chanh đang ra trái như đưa mọi người về với chính quê hương của mình vậy. Đơn sơ, giản dị nhưng thân thuộc và ấm cúng biết nhường nào. Ngôi nhà gỗ 5 gian gợi về từng kỷ niệm thân thương. Trong gian thờ chính ở dãy nhà ngang chỉ có chiếc bàn tre, 1 tủ gỗ như hoài niệm một quá khứ của thời gian đã đi qua. 2 chiếc giường tre ở gian cuối đã phủ một lớp bụi thời gian im lặng nhưng thiêng liêng vô cùng. Các vật dụng quá đơn sơ, bình dị được sắp đặt gọn gàng toát lên cốt cách thanh cao và đạm bạc của một gia đình nhà nho.

Năm mươi năm y biết bao nhiêu tình

Theo lời cô hướng dẫn viên, phần nhiều đồ dùng đều do dân làng đem tới tặng đến nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn như còn đó nghĩa xóm tình làng. Ngôi nhà như bao mái nhà tranh khác đã gắn bó một thời tuổi niên thiếu của Người. Chính nơi đây chứng kiến bao biến cố xảy ra trong gia đình từ khi cậu bé Cung biết lên rú thả diều, được cha cho đi học và nuôi dưỡng những cảm xúc đầu đời về cuộc sống cũng như nhận thức ban đầu về thời cuộc để sau này tạo bước tiền đề cho hành trình tìm đường cứu nước. Vẫn còn đâu đó dấu chân cậu bé Cung mỗi đêm theo phường nghe hát. Chiếc mâm gỗ hay chiếc vò đựng nước, tất thảy đều thiêng liêng. Đứng trước chiếc bàn gỗ bên cạnh thư án, ta như vẫn còn nghe văng vẳng tiếng của thân phụ Nguyễn Sinh Sắc dạy cậu bé Nguyễn Sinh Cung biết điều hay lẽ phải, hun đúc ý chí vì vận mệnh giang sơn trong cơn nguy biến.

Cách quê nội 2 cây số là làng Hoàng Trù, quê ngoại Bác Hồ. Cũng mái nhà tranh nhưng sâu nặng trong trái tim Bác suốt cả cuộc đời vì đây là nơi Người cất tiếng khóc chào đời. Sau nửa thế kỷ mới có dịp trở lại quê nhà vào năm 1961, Bác Hồ đã xúc động thốt lên: “Quê hương nghĩa trọng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.


Bà con Nam Đàn làm t thin mùa dch

Vẫn còn đó khung cửi dệt vải trong đêm trăng của người vợ đảm đang tảo tần, tiếng ru hời bên chiếc võng đong đưa của thân mẫu Hoàng Thị Loan đã nuôi dạy 3 người con khôn lớn trưởng thành. Từ chân rú Động Tranh theo 269 bậc phía bên phải là đến với phần mộ bà Hoàng Thị Loan, còn đi xuống bên trái thì theo 242 bậc, trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc tam cấp. Những con số này không hề vô tình mà thật sự có ý nghĩa khi được xây lên trong khu mộ. Mộ được xây dựng vào năm 1985 đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm sinh của Bác Hồ.

Mang trên vai túi quà tương Nam Đàn và b nh v Khu di tích lch s Kim Liên, ch Lê Th Lý – ging viên Trưng Đi hc An Giang – coi đó là món quà quý mang vào Nam cho đng hương, bè bn coi đó là k nim không quên khi ln đu đt chân đến v quê Bác.

Dù đã hơn 60 năm nhưng dân Nam Đàn vẫn nhớ lời Bác dặn dò khi Người về thăm lần thứ nhất sau 51 năm xa quê: “Kim Liên phấn đấu thành xã kiểu mẫu, Bác sẽ về thăm”.

Lời dặn giản dị nhưng chở đầy trách nhiệm với chính quyền và nhân dân làm sao trở thành đơn vị điển hình đáng để cho các địa phương khác học hỏi, xứng đáng với quê hương lãnh tụ sinh ra. Minh chứng cô đọng nhất về những kết quả đó, Nam Đàn đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới, vượt trước 3 năm so với mục tiêu đề ra.

Làng nghề truyền thống và các món ăn còn lưu truyền mãi trong dân gian mà tiêu biểu là tương Nam Đàn. Câu ca: “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn” khẳng định một đặc sản rất riêng của vùng đất này đến nay vẫn thơm nức tiếng. Không chỉ là món ăn hàng ngày, tương còn là món quà quê vượt ra khỏi biên giới được nhiều thực khách ưa chuộng.

Chuyến xe ngược trở về TP.Vinh trong tiếng hát “Người về thăm quê” phảng phất hương vị dân ca của quê hương miền ví giặm.

Nguyn Hoàng Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)