Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Về thăm Vùng bưng 6 xã anh hùng!

Tạp Chí Giáo Dục

Vào nhng ngày tháng 6, tôi có dp tr li Khu di tích lch s căn c Vùng bưng 6 xã (bao gm Long Trưng, Phú Hu, Phưc Long, Tăng Nhơn Phú, Bình Trưng, An Phú). Ngưi dân TP.HCM mang theo nim t hào v mt đa ch đ kiên trung vi biết bao nhiêu m hôi và xương máu đã hòa trn vào lòng đt theo sut chiu dài lch s dân tc.

Vùng lõm căn c đa cách mng 

Nằm ngay góc đường Lã Xuân Oai cắt Võ Chí Công, Khu di tích lịch sử căn cứ Vùng bưng 6 xã nép mình trong một vườn cây phủ đầy bóng mát. Mỗi ngày xuôi ngược qua đây, người dân ghé lại địa chỉ linh thiêng này để thắp hương ghi nhớ công lao của những anh hùng, liệt sĩ để lại tên tuổi sáng ngời trên mảnh đất thiêng. Khu di tích hiện nay được gói gọn trong 15ha với địa hình tự nhiên được chia cắt bởi nhiều con rạch đan xen. Đến đây, ngoài những loài cây quen thuộc như bần, dừa nước… du khách có thể bắt gặp những giống thực vật mang đặc thù vùng bưng biền như cây cóc kèn, ô rô, lưỡi mác… chen nhau mọc thành rừng. Nằm ở chính giữa, nhà bảo tàng truyền thống như giữ cả linh hồn cho khu di tích. Trong nhà bảo tàng, nhiều hiện vật có tuổi đời bằng tuổi con người là một minh chứng hùng hồn về những gian lao khổ cực khi Chi bộ Đảng thành lập xây dựng vùng bưng từ 3 đến 6 xã. Súng đạn, vũ khí dù đã hoen rỉ vết màu thời gian nhưng cứ như hơi ấm bàn tay của quân và dân Thủ Đức vẫn còn ghi dấu. Chiếc xuồng ba lá chở quân và vũ khí cũng là điểm nhấn trong ngôi nhà nhuốm màu thời gian. Một sa bàn lớn tái hiện vùng đất kênh rạch chằng chịt từng là vùng lõm căn cứ có đủ màu xanh của cây dừa nước, gò tràm, đầm lầy và màu đỏ của những con đường đất in dấu chân lực lượng vũ trang và du kích. Bảng vàng ghi tên Mẹ Việt Nam anh hùng, Ban chỉ huy trận đánh ngày 30 tháng 4 năm 1975 rạng rỡ những nét mặt hiền hậu nhưng quả cảm, kiên gan.


ng đài chiến thng ti Khu di tích lch s căn c Vùng bưng 6 xã

Năm 2014, thực hiện chuyên đề “Lịch sử Vùng bưng 6 xã” thầy trò Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm đã chia ra nhiều đoàn đến đây để hiểu thêm lịch sử vinh quang vùng đất một thời máu lửa. Theo lời kể của cựu chiến binh Nguyễn Văn Mỹ, từ căn cứ khu C chỉ có 3 xã Tam Đa, Phước Trường, Ích Thạnh rồi mở rộng ra thành 8 xã nhưng sau đó một số xã gộp lại nên chỉ còn 6 xã. Tên khai sinh của vùng bưng ra đời từ đó. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, có vị trí chiến lược quan trọng, Thủ Đức đã trở thành mục tiêu hàng đầu để quân Pháp tìm cách chiếm lại bằng mọi giá. Dù nằm ở cửa ngõ Sài Gòn nhưng lúc này vùng bưng biền vẫn là chốn hoang vu, người thưa đất rộng nên là nơi hoạt động bí mật vô cùng lý tưởng của phong trào cách mạng. Nhưng đó chưa phải là điểm cộng của Vùng bưng 6 xã mà yếu tố quan trọng hơn cả là tinh thần yêu nước của nhân dân đã trở thành điểm tựa vững vàng cho cán bộ nằm vùng. Hàng ngày phải chứng kiến cảnh tra tấn, đánh đập của bọn thực dân tại nhà Bưu điện Tăng Nhơn Phú, lòng dân oán giận sục sôi. Chỉ 2 năm 1946 và 1947, hơn 700 người dân Thủ Đức bị giết và thả trôi sông ngay Bến Nọc. Ngọn lửa căm thù bùng cháy rồi lan rộng khắp thôn xóm. Chứng kiến cảnh đau thương của đồng đội, nữ Anh hùng Lê Thị Cầu quê ở Tăng Nhơn Phú ngay trong chốn lao tù đã tâm nguyện: “Sống chết cũng phải theo cách mạng, sống chết cũng phải giành cho được độc lập”.

Hi sinh trên đt thành đng

Dù biết gian khổ hy sinh phía trước nhưng ai cũng bám đất, bám làng kể chi bom đạn của quân thù, quyết xóa nơi này thành vùng trắng để bảo vệ chiến lũy Sài Gòn. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, nhiều đoàn thể được ra đời để xây dựng mặt trận Việt Minh ngay trong lòng địch. Lũy thép lòng dân càng thêm vững chãi. Cây cối, sông rạch tưởng như cũng đứng lên dựng dãi thành đồng. Kiên trì bám trụ và chiến đấu trong suốt 30 năm, quân và dân nơi đây đã làm cho quân thù khiếp vía để đón chờ ngày cuối cùng của cuộc chiến. Nhưng cũng trên vành đai trắng này, máu xương của nhiều người con Thủ Đức và cả Sài Gòn đã nhuộm thắm màu cờ độc lập. Để đổi lấy hòa bình cái giá phải trả không ít!


Nhà truyn thng Khu di tích lch s căn c Vùng bưng 6 xã

Đưng ph rng m thênh thang, nhà cao tng “chc tri”, cu vưt, cu cao tc… nhưng các di tích lch s Vùng bưng 6 xã vn đưc gìn gi tr thành di tích lch s cp TP vào năm 2008. Nh vy, thế h tr mi đưc nghe k v câu chuyn ca gn 1 thế k trưc vi biết bao máu xương đã thm sâu vào mnh đt lng ly chiến công này.

Phía bên phải khu di tích, tượng đài chiến thắng cao vời vợi càng đẹp hơn trong nắng hòa bình. Những tấm bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ nhắc nhớ những tên người bất khuất kiên gan ngã xuống càng làm cho bao thế hệ hôm nay cảm kích và dâng trào xúc động: Trương Bá Hải, Đặng Văn Bi, Đào Sơn Tây, Nguyễn Văn Banh, Trương Văn Ngư, Nguyễn Văn Lịch… Thế hệ học sinh TP.Thủ Đức hôm nay lại càng tự hào hơn khi được học tập dưới mái trường vinh dự mang tên các anh muôn đời sáng soi rực rỡ sông núi.

Chiến tranh đi qua để lại bao tàn tích trên quê hương Bưng 6 xã. Người dân lại xắn tay vào cuộc chiến mới, phá vết bom mìn để hồi sinh cuộc sống mới. Lại bao mồ hôi công sức đổ xuống mảnh đất lũy thép một thời. Xưa, không chịu đầu hàng quân giặc thì nay càng không chịu đầu hàng với đói nghèo. Những trang trại nuôi gia súc, gia cầm mọc lên thắp sáng bao tia hy vọng trong cuộc cải tạo kinh tế. Thủ Đức từng bước đô thị hóa, khát vọng phía đông từng bước chuyển mình. Dân cư ngày một đông, nhiều khu biệt thự, khu dân cư cao cấp như Khang Điền, Gia Hòa, khu chung cư Vinhome… thay áo mới phố phường cho quận Thủ Đức. Dưới bàn tay lao động, đầm lầy, nước phèn lui dần từng bước nhường chỗ cho Khu Công nghệ cao, làng đại học nhộn nhịp tàu xe. Vùng bưng 6 xã vươn mình dựng lại cuộc sống cho theo kịp đàn chị đàn anh nội đô.

Phan Ngc Quang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)