Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Về Tiền Giang thăm nhà Bạch công tử

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hành trình du lch Tin Giang, nht đnh du khách phi ghé thăm Khu di tích nhà Bch công t đ khám phá cn cnh li kiến trúc nhà đưc xây dng theo phong cách châu Âu ca v công t ni tiếng “chu chơi” này.


Ngôi nhà ca Bch công t hin nay

Trong hồi ký “50 năm mê hát”, khi viết về đoàn gánh hát Huỳnh Kỳ, học giả Vương Hồng Sển có nhắc: “Tôi có nhiều cảm tình riêng đối với cậu Tư”. Cậu Tư ở đây chính là cậu Tư Phước, tên đầy đủ là Lê Công Phước (1895-1950) quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Dân gian ưu ái gọi ông là “Bạch công tử” để phân biệt với “Hắc công tử” là Công tử Bạc Liêu Ba Huy (Trần Trinh Huy).

Cả hai vị Hắc – Bạch công tử đều là những tay chơi trứ danh ở miền Nam lúc bấy giờ. Khi du học ở Pháp, nếu Hắc công tử là khách VIP trong các vũ trường, quán bar lớn, thì Bạch công tử hay la cà trong các nhà hát nổi tiếng. Nếu như Hắc công tử sống như vợ chồng với một cô gái Pháp chính hiệu, thì Bạch công tử lại cặp kè với một cô gái Nga có dòng dõi Sa Hoàng, đẹp như hoa hậu.

Hắc công tử nổi danh như là người đầu tiên ở Việt Nam sắm cả máy bay để đi thăm ruộng và du hí, còn Bạch công tử cũng chọn cách chơi đình đám không kém.  Khi tậu về cho mình cả một đoàn hát cải lương và thuê đóng hẳn những chiếc thuyền to sang trọng bậc nhất lúc bấy giờ để ông đưa đoàn cải lương đi hát khắp Nam Kỳ.


Hình nh v gánh hát Hunh K đưc lưu gi trong căn nhà

Người xưa kể lại rằng, Bạch công tử Lê Công Phước là người có dáng dấp thư sinh, nước da trắng trẻo và phong thái đĩnh đạc, ung dung. Ông sống trong nhung lụa và được chiều chuộng từ nhỏ. Năm 1909, ông Phước đi du học tại Pháp, lấy tên là George Phước. Điều khiến cha ông Đốc phủ Lê Sủng Công chẳng thể ngờ là chuyến hành trình này lại khởi nguồn cho thời kỳ ăn chơi quên lối về của cậu con trai. George Phước đến trời Tây như “cá gặp nước”, rất “sính” ngoại.  Khi quay về quê nhà, Bạch công tử đã cho xây dựng ngôi nhà của mình theo lối kiến trúc sang trọng chỉ có tại những gia đình vọng tộc trời Âu lúc bấy giờ.

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925-1926 với tổng diện tích 322m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Toàn bộ hệ thống kèo đều làm bằng gỗ quý, đặc biệt nhà có tới 8 mái lợp bằng ngói vảy cá. Tường dày 20cm, bó nền bằng gạch thẻ, ốp đá da quy, nền lót gạch bông. Trên vòm cửa chính và các vòm cửa bên trái, bên phải đều được chạm nổi, chạm lọng các đề tài rồng, phượng, chim, thú và hoa lá tinh xảo.

Một gian được treo hình gánh hát mang tên Huỳnh Ký do ông mở ra năm 1926. Gánh hát được xây sát ngôi nhà, hiện đã bị phá bỏ để xây siêu thị, nhà sách.


Tác gi bên chiếc va ly và bnh thi tr ca Bch công t

Là người đam mê cải lương, năm 1926, Bạch công tử hùn vốn với Nguyễn Ngọc Cương để lập gánh hát Phước Cương. Đây chính là gánh hát có quy mô tầm cỡ nhất Nam Kỳ thời gian này, quy tụ nhiều đào kép vang danh như Năm Phỉ, Tám Danh, Tám Mẹo… Tuy nhiên, gánh hát tồn tại được 1 năm thì tan rã.

Tri qua gn 100 năm tn ti, ngôi nhà Bch công t vn nguyên nét đp xưa và đưc đánh giá là mt trong nhng ngôi nhà c đc đáo ti TP.M Tho, tr thành đim đến hp dn du khách gn xa.

Đến năm 1929, Bạch công tử cho dựng rạp cải lương, thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ với nhiều đào kép nổi tiếng như: Phùng Há, Ba Vân, Tám Du, Năm Phỉ, Năm Thiện, Năm Kiệt, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne… Trong đó, cô đào danh tiếng Phùng Há là vợ của Bạch công tử. Rạp hát được xây sát ngôi nhà của ông. Nhưng cũng được một thời gian thì rạp hát suy tàn, bị thua lỗ đến mức phải bán thanh lý cho người ta.

Cuộc đời của hai công tử này có rất nhiều giai thoại, nhưng có lẽ nổi bật, hấp dẫn và được lưu truyền nhiều nhất là giai thoại về những lần “thách đấu” giữa hai công tử khi theo đuổi người đẹp. Theo truyền miệng, có cuộc thi đốt tiền nấu chín một ký đậu (có giai thoại kể là nấu trứng), địa điểm tổ chức tại nhà Hắc công tử, cô Ba Trà làm trọng tài. Kết quả sau gần 1 giờ đốt tiền, nồi đậu của Bạch công tử đã sôi trước. Giai thoại “đốt tiền” của Hắc – Bạch công tử có rất nhiều biến thể, tuy nhiên người nhà của hai ông đều xác nhận là không có thật, do người đời thêu dệt. Có một thực tế là, xét về tiềm lực kinh tế, Bạch công tử có thể không bằng Hắc công tử, nhưng nhờ lợi thế là người am hiểu nghệ thuật sân khấu, rất mê cải lương và là đồng hương với người đẹp mà hai ông thách đấu, nên Bạch công tử đã chiến thắng trong cuộc đua vào trái tim của người nghệ sĩ tài danh này.


Trong nhà lưu gi nhiu đ c có giá tr

Ngoài biệt danh Bạch công tử, thời ấy, người ta còn gọi cậu Tư là “Công tử Uy” (oui, tiếng Pháp có nghĩa là đồng ý). Bạn bè đến nhà chơi, thấy bộ salon đẹp nên ngỏ ý xin, Bạch công tử lập tức nói: “Uy, toa cứ lấy về xài đi!”. Rồi bất cứ thứ gì trong nhà, thậm chí đang mang trên người mà bạn bè xin ông cũng trả lời ngay “Uy”. Cũng vì xem trọng bạn bè, ăn chơi xả láng, phóng khoáng nên chẳng mấy chốc tài sản của Bạch công tử “đội nón ra đi” hết. Theo nhiều tài liệu, những năm cuối đời Bạch công tử phải sống cô đơn, tàn tạ trong một căn nhà trọ. Dẫu vậy, vốn tính tự trọng, ông nhất định không nhờ vả bất cứ ai, ngay cả họ hàng thân thích. Cuối cùng, ông từ giã cõi đời trong vòng tay của một người em nuôi (là tài xế riêng của ông lúc trước) vào năm 1950 tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Năm 2016, UBND tỉnh Tiền Giang có quyết định xếp hạng Nhà Bạch công tử là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Các cơ quan chức năng đã sưu tầm và phục dựng lại các đồ vật trang trí trong nhà phục dựng lại các tiểu cảnh, mô hình sân khấu cải lương, trồng thêm cây xanh… để phục vụ khách tham quan du lịch Tiền Giang.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)