Hội nhậpThế giới 24h

Vệ tinh NASA ngoài tầm kiểm soát sẽ lao về Trái đất hôm nay

Tạp Chí Giáo Dục

Vệ tinh Reuven Ramaty High Energy Solar Spectroscopic Imager (RHESSI) của NASA sẽ lướt qua bầu khí quyển của Trái đất lúc 8:30 sáng 20/4, NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Vệ tinh NASA ngoài tầm kiểm soát sẽ lao về Trái đất hôm nay ảnh 1
Hình minh họa về vệ tinh RHESSI của NASA hướng về phía Mặt trời.

Phần lớn vệ tinh thực hiện việc kiểm tra các vụ phun trào năng lượng Mặt trời từ năm 2002 cho đến khi nó ngừng hoạt động vào năm 2018. Chúng ​​​​sẽ bốc cháy khi đi qua bầu khí quyển của Trái đất. NASA cho biết họ không tiết lộ nơi các mảnh vỡ sẽ rơi xuống đâu.

"Nguy cơ gây hại cho bất kỳ ai trên Trái đất là rất thấp – khoảng 1 trên 2.467", các quan chức của NASA đã viết trong một bài đăng trên blog vào ngày 17/4.

RHESSI được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái đất bằng tên lửa Pegasus XL vào năm 2002. Vệ tinh này đã sử dụng máy quang phổ phát hiện tia X và tia gamma – sóng năng lượng cao từ Mặt trời phần lớn bị chặn bởi bầu khí quyển của Trái đất – để thu thập dữ liệu về các vụ phun trào từ Mặt trời dưới dạng các vết lóa Mặt trời và các vụ phun trào khối vành nhật hoa (CME).

Bằng cách quan sát hơn 100.000 tia X-quang, RHESSI đã ghi lại các vết lóa Mặt trời khác nhau, từ các vết lóa nano cực nhỏ đến các vết lóa khổng lồ và thậm chí còn thực hiện các phép đo cải tiến về hình dạng của Mặt trời.

Vệ tinh này chỉ là một trong nhiều mảnh rác vũ trụ có khả năng gây nguy hiểm vì nó rơi khỏi quỹ đạo một cách mất kiểm soát. Bốn trong số các tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc đã rơi xuống Trái đất từ ​​năm 2020 đến 2022, làm văng các mảnh vỡ xuống Bờ biển Ngà, Borneo và Ấn Độ Dương.

Rác vũ trụ

Vào năm 2021 và 2022, các mảnh vỡ từ tên lửa SpaceX rơi xuống đã rơi vào một trang trại ở bang Washington và một trang trại cừu ở Úc.

Các cơ quan vũ trụ trên khắp thế giới cố gắng theo dõi hơn 30.000 mảnh lớn nhất của loại rác này, nhưng nhiều mảnh vụn khác quá nhỏ để theo dõi.

Rác vũ trụ không chỉ là vấn đề khi nó rơi xuống Trái đất. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hơn 9.300 tấn vật thể vũ trụ quay quanh Trái đất – bao gồm các vệ tinh không hoạt động và các khối tên lửa đã qua sử dụng – làm tăng độ sáng tổng thể của bầu trời đêm lên hơn 10% trên các phần lớn của hành tinh, tạo ra ô nhiễm ánh sáng xung quanh khiến các hiện tượn ở xa khó phát hiện hơn. Những vật thể này cũng gây ra mối đe dọa cho Trạm vũ trụ quốc tế và các tàu vũ trụ khác chở con người.

Các nhà khoa học đã đề xuất nhiều cách để thu dọn rác vũ trụ, chẳng hạn như thu gom rác vào lưới; thu thập nó bằng robot; hoặc bắn một dây buộc dài 800m từ một tàu vũ trụ khác để lấy nó. Vào ngày 11/4, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) của Mỹ thông báo họ sẽ thành lập một văn phòng vũ trụ chịu trách nhiệm quản lý rác quỹ đạo, cũng như hiện đại hóa các quy định về ngành vũ trụ.

Hà Thu/TPO (Theo Live Science)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)