Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Vệ tinh sát thủ của Nga đột ngột tái hoạt động sau 2 năm “mất tích”, chưa ai lý giải được

Tạp Chí Giáo Dục

Cách đây vài năm, Nga phóng lên quỹ đạo Trái Đất nhóm vệ tinh bí ẩn mà theo nhiều chuyên gia quân sự, chúng có thể là thế hệ vũ khí không gian mới của nước này.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Nga rất có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không gian sau khi tái kích hoạt một nhóm vệ tinh bí ẩn được phóng lên quỹ đạo Trái Đất cách đây 2 năm.
Theo quan sát của giới quân sự, khoảng giữa các năm 2014 và 2015, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos bí mật phóng một vệ tinh có tên Object 2014-28E lên quỹ đạo Trái Đất.
Tuy nhiên, vệ tinh này được cho là không hoạt động ngay khi vừa lên tới quỹ đạo. Vì tính cơ động không bình thường của chúng nên nhiều phi hành gia và thợ săn vệ tinh dấy lên mối lo ngại rằng, chúng là những vũ khí không gian tuyệt mật mà Nga sử dụng để phá hủy hoặc chiếm đoạt các vệ tinh mục tiêu khác.
RussianSpaceWeb.com, một website chuyên theo dõi các hoạt động không gian của Nga cho biết, hai vệ tinh khác của Nga cũng được phóng lên quỹ đạo Trái Đất gần với thời điểm vệ tinh Object 2014-28E có những "biểu hiện bất thường" cách đó vài tháng.
Sau 2 năm gần như "mất tích" trong quỹ đạo, nhóm vệ tinh này bất ngờ hoạt động lại khiến nhiều người lo ngại.
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos bí mật phóng một vệ tinh có tên Object 2014-28E lên quỹ đạo Trái Đất
Nga đang chạy đua cho chiến tranh không gian?
Trong khi một số chuyên gia dự đoán, các vệ tinh của Nga chỉ đơn giản là những nguyên mẫu đầu tiên áp dụng công nghệ vệ tinh mới, thì một số nhà quân sự cho rằng chúng có thể là thế hệ vũ khí vũ trụ mới (Killer satellites – Vệ tinh sát thủ) hoặc là những gián điệp bí mật trong cuộc chạy đua không gian của Nga.
Anatoly Zak, một nhà sử học không gian gốc Nga cho biết: "Hãy nhìn vào lịch sử công nghệ không gian của Nga. Nếu như trước đây, Nga phóng lên quỹ đạo Trái Đất những vệ tinh có chi phí thấp hơn thì ngày nay, với sự đột phá của công nghệ, Nga hoàn toàn có thể phóng lên quỹ đạo những vệ tinh được trang bị laser hoặc vũ khí nổ."
Anatoly Zak cho biết thêm, tính cho đến nay, không chỉ có Nga, cả Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản và Trung Quốc đều đã thử nghiệm những thiết bị bay có khả năng phá hủy vệ tinh.
Đối với các cường quốc không gian như Trung Quốc và Nga, việc bảo đảm an toàn cho vệ tinh được xem là lợi ích quốc gia của các nước này. Không ngẫu nhiên mà các nước này đã cho thử nghiệm các vũ khí "vệ tinh sát thủ" trong các thập kỷ trước.
Không chỉ có Nga, cả Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản và Trung Quốc đều đã thử nghiệm những thiết bị bay có khả năng phá hủy vệ tinh
Không chỉ có Nga, cả Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản và Trung Quốc đều đã thử nghiệm những thiết bị bay có khả năng phá hủy vệ tinh.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1946–1991), Liên Xô đã bắt đầu dự án "Istrebitel Sputnikov" ("vệ tinh sát thủ") với mục đích đánh hạ hoặc làm thiệt hại nghiêm trọng vệ tinh đối phương. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ trong những năm 1990, chương trình này đã bị dừng lại.
Tuy nhiên, các quan chức quân đội Nga đã nói rằng họ sẽ khôi phục lại dự án nếu mối quan hệ với Mỹ xấu đi.
Việc vô hiệu hóa hệ thống định vị và vệ tinh của đối phương là "át chủ bài" có thể mang lại lợi ích to lớn cho một quốc gia nếu như có chiến tranh không gian xảy ra.
Liệu những hoạt động vệ tinh bất thường này có phải là ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh công nghệ mới trong vũ trụ hay chỉ đơn giản là những mẫu thử nghiệm của kỹ thuật tiên tiến?
Phát ngôn của Không quân Mỹ (USAF) cho biết, Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ đang theo dõi các vệ tinh bí ẩn này của Nga cùng với hàng nghìn vật thể khác trên quỹ đạo.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)