Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Vén mây”, ươm con chữ trên ngàn

Tạp Chí Giáo Dục

núi, nhng bông hoa rng hái vi, bó rau, bung chui xanh trên nương ry là món quà tuyt vi nht đi vi các thy cô giáo “cm bn” nhân Ngày Nhà giáo 20-11. Vưt qua muôn vàn khó khăn, trc tr, gác li nhng bn b trong đêm vng, bình minh lên, h li vén màn mây, gieo ch – gieo nim hy vng v tương lai tươi sáng cho nhng hc trò nghèo các bn làng vùng cao…


Cô giáo Nguyn Th Tý “cm bn”  nóc Ông Bình

Ai cũng chn vic nh nhàng, gian kh s dành phn ai?

4 năm trước, cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp đại học, thầy giáo trẻ người Ca Dong Hồ Văn Ngọc trở về với bản làng ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Sinh ra và lớn lên ở núi, thấm nỗi nhọc nhằn trên hành trình tìm chữ, thầy Ngọc trở về để đồng hành cùng các học trò thế hệ sau. “Tôi chỉ mong chặng đường đến trường của các em có thêm động lực khi có bước chân mình đồng hành”, thầy Ngọc nói. Nhận công tác về Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), thầy Ngọc luân phiên đi giảng dạy ở các điểm trường lẻ. Đầu năm học 2023-2024, thầy Ngọc về điểm trường nóc Ông Thái – một điểm trường xa xôi, hẻo lánh và hiểm trở nhất của xã Trà Dơn. 

Điểm trường chỉ có duy nhất thầy Ngọc là giáo viên “cắm bản”. Thầy Ngọc phụ trách lớp ghép của khối lớp 1 và lớp 2 với tổng cộng 5 học sinh. Lớp học chia ba, vạch phấn chia ba tấm bảng như chia thanh xuân của thầy dành cho lũ trẻ. Cuối lớp là một khoảng không gian dành cho 8 em học trò mầm non cũng do thầy Ngọc quản lý, chăm sóc. “Đời sống của người dân ở nóc Ông Thái rất nghèo. Mình chăm sóc các con để phụ huynh yên tâm lên rẫy. Đó cũng là cách giúp bà con nâng cao nhận thức trong việc cho con em đến trường học chữ”, thầy Ngọc nói.

Mỗi tuần đều đặn 2 lần, sau giờ dạy, thầy Ngọc đi bộ hơn 2 giờ đồng hồ, về trung tâm xã để mua sắm thực phẩm cho học trò. Thầy Ngọc kể: “Để giữ chân học trò ở trường, không còn cách nào khác phải chăm sóc các em thật tốt. Mình lo mua sắm lương thực, thực phẩm đầy đủ. Ở đây sóng điện thoại yếu nên không thể gọi nhờ ai được, thi thoảng gặp phụ huynh có việc xuống xã thì mình mới gửi mua được, chủ yếu mình tự sắp xếp đi mua. Sau giờ học thì thầy trò cùng nhau nấu cơm trưa, vừa ăn vừa trò chuyện, nghỉ trưa một tí lại bắt đầu giờ học buổi chiều. Gần đây, thấy thầy vất vả, phụ huynh cắt cử mỗi ngày một người đến phụ cùng tôi nấu cơm trưa cho các cháu”.

Thật khó để hình dung được một thầy giáo trẻ lại có thể xoay xở chia mình làm 3 nửa cho học trò giữa muôn vàn thiếu thốn bủa vây. Lương giáo viên hợp đồng chỉ gói gọn ở con số 3 triệu 800 ngàn đồng suốt mấy năm ròng rã. Đầu năm nay, lương nhích lên một tí, cũng chưa tròn số ngón trên một bàn tay. Thầy Ngọc bảo, nếu vì khổ mà lùi bước thì lấy ai dạy chữ cho học trò vùng cao!


Thy giáo H Văn Ngc và hc trò  nóc Ông Thái

Cách nay tròn 1 năm, cộng đồng mạng xúc động bởi bức ảnh về hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Tý – giáo viên mầm non ở điểm trường nóc Ông Bình (xã Trà Dơn) lần từng tí một qua suối trên cây gỗ bắc ngang, phía dưới, dòng nước lũ chảy xiết. Trên con suối ấy bây giờ, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng một cây cầu bắc ngang nhưng người dân vẫn quen với tên gọi: “Cầu cô Tý”.

Tròn 6 năm “cắm bản”, đây là năm thứ 2 cô Tý ở lại với học trò nóc Ông Bình. Nhà cô Tý ở cách điểm trường hơn 50km. Chồng mất sớm sau cơn bạo bệnh, cô Tý gửi hai con nhỏ lại cho bà ngoại chăm sóc để theo nghề giáo. Mỗi tuần, về thăm con được một lần, kịp dặn dò con ráng theo học chữ rồi lại tất bật về trường. “Học trò ở nóc Ông Bình thương lắm, lúc nào cũng đợi cô giáo nên mưa gió thế nào em cũng đến lớp”, cô Tý nói.

Nóc Ông Bình được ví là điểm “3 không”: không sóng điện thoại, không điện lưới thắp sáng, không nước sạch. Đêm, nhớ con, cô Tý rủ đồng nghiệp lần ra đầu làng, nơi có cây me già đứng cheo leo trên con dốc để dò sóng điện thoại gọi về nhà. Đó là ngày nắng, mùa mưa, nỗi nhớ ngược vào trong theo từng tiếng mưa rơi tí tách từ mái hiên khoan xuống khoảng sân đất nện. Cũng chỉ nhận vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng cho mức lương giáo viên hợp đồng hàng tháng, cô Tý không lấy đó làm buồn. “Công việc kể ra cũng vất vả, thiệt thòi lại thuộc về chính con cái mình nhưng mỗi lúc nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, lại thương ánh mắt của lũ học trò đợi chờ mình mỗi ngày. Thế là ở lại, rồi giáo viên cũng phải tìm tòi sáng tạo thêm đồ dùng dạy học để tiết học thêm sinh động. Công việc cứ thế cuốn mình đi”, cô Tý trải lòng.

Đng hành cùng thy cô giáo vùng cao

Đầu năm học 2023-2024, CLB Bạn thương nhau ở Đà Nẵng phát động gây quỹ dự án “Đi dạy trên núi” để đồng hành cùng các giáo viên hợp đồng, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cô Tý là một trong số đó. Trước đây, khi vừa đi dạy, gia đình phụ mua cho cô một chiếc xe máy. Qua mưa nắng núi, xe hư rồi lại sửa, sửa rồi lại hư. Năm trước không thể sửa được nữa, cô Tý đành đi nhờ xe đồng nghiệp đến trường. Dịp mùng 8-3 vừa qua, CLB Bạn thương nhau dành tặng một chiếc xe máy cũ, thế là cô có phương tiện đi lại. “Mấy tháng nay, CLB lại tặng thêm mỗi tháng 1 triệu đồng. Số tiền ấy giúp tôi có thêm tiền đổ xăng, sửa xe để đến trường mà không phải tằn tiện chắt bóp từ số tiền lương ít ỏi của mình. Thế là, có thể sắm thêm cho các con cuốn sách, tập vở, bộ áo quần mới đến trường. Đó là niềm động viên lớn với giáo viên cắm bản”, cô Tý trải lòng.


Hình nh cô Tý qua sui đến trưng 1 năm trưc

Với mong muốn đồng hành cùng giáo viên cắm bản, quỹ “Đi dạy trên núi” đã hỗ trợ 17 giáo viên hợp đồng, có hoàn cảnh khó khăn, lương mỗi tháng chỉ từ 3,6 đến 4,8 triệu đồng.

Ngày nhà giáo trên ngàn, vẫn một nhịp sống bình thường như bao ngày khác. Những đứa trẻ mắt đen láy nhảy chân sáo xung quanh thầy, cô giáo với tiếng cười đùa vang cả góc rừng. Đôi cành hoa dại hay bó rau, nải chuối mang đến tặng thầy cô là món quà trân quý nhất dành cho người gieo chữ. Đó cũng là tình cảm chân thành của phụ huynh và học trò tri ân thầy cô. Bình minh chào ngày mới, các thầy cô giáo ấy lại lặng lẽ “vén mây”, ươm lên mầm xanh con chữ, tình yêu thương và ươm luôn cả khát vọng vượt núi đến giảng đường trong mỗi đứa trẻ vùng cao.

Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)