Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Vì đâu người dân ngỡ ngàng sau khi dùng điện mặt trời?

Tạp Chí Giáo Dục

Chủ hộ Lê Thành Tiến ngụ tại TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương chia sẻ gia đình sử dụng điện khoảng 1 triệu đồng/tháng. Sau khi lắp điện mặt trời tháng 6.2017, ông Tiến chỉ phải thanh toán thêm 400.000 đồng cho hóa đơn điện.

Hệ thống điện mặt trời công suất 3,18 kWp của gia đình ông Tiến
Quảng cáo một chiều khiến nhiều người ngỡ ngàng khi lắp đặt
Theo những phản hồi gần đây, nhiều gia đình lắp đặt điện mặt trời cho biết hiệu quả sử dụng thực tế không đạt như kỳ vọng ban đầu. Thị trường điện mặt trời Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, nên việc xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng khá quan trọng. Tuy nhiên, vì một số lợi ích ngắn hạn, nhiều nhà cung cấp thường có xu hướng phóng đại những con số về tiết kiệm hoặc che giấu một số vấn đề còn tồn tại, cũng không đưa ra cam kết cụ thể để ràng buộc trách nhiệm, khiến người tiêu dùng bị lầm tưởng và ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường.
Người dân có lý do để lo lắng về hiệu quả đầu tư, khi điện mặt trời do đặc tính thời tiết chỉ thu được điện vào ban ngày và phụ thuộc vào số giờ nắng của từng vùng miền. Chính vì vậy trong Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ban hành tháng 4.2017, người dân sẽ được EVN hỗ trợ lắp đặt miễn phí công tơ điện 2 chiều khi lắp điện mặt trời. Nếu hộ gia đình nào đi làm ban ngày, lượng điện mặt trời xài không hết sẽ được đẩy lên lưới và được đồng hồ điện ghi nhận lại. Vào buổi tối, hộ gia đình sử dụng điện từ lưới sẽ ghi nhận chiều xuống. Hai số liệu này đều được ghi nhận và dùng cơ chế bù trừ điện năng để làm phương pháp tính toán giá điện phải trả.
Cách tính bài toán hoàn vốn cho điện mặt trời
Ông Đặng Quang Trung, Trưởng bộ phận tư vấn kỹ thuật Công ty Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) cho biết: “Nhiều khách hàng đang nhầm lẫn nên tính sai về bài toán hoàn vốn, dẫn đến thời gian hoàn vốn lâu hơn kỳ vọng. Hiện nay, giá điện của EVN tính theo bậc thang. Tức là nếu gia chủ xài càng nhiều thì giá điện càng cao. Theo tính toán này, một gia đình xài khoảng 2 triệu đồng tiền điện một tháng, tức là họ đang phải trả gần 450 kWh điện với giá cao nhất của EVN là 2.971 đồng/kWh. Cùng bài toán đó nếu dùng điện mặt trời, tôi tính hệ BigK 2,56 kWp có giá 58 triệu đồng, thì khách hàng chỉ mất khoảng 5 năm là hoàn vốn”.

Bảng giá điện sinh hoạt tính theo bậc thang của EVN (chưa bao gồm VAT)

Theo ví dụ của ông Trung, một hóa đơn tiền điện khoảng 2 triệu đồng tương ứng khoảng 700 kWh điện tiêu thụ mỗi tháng. Với hệ 2,56 kWp, khách hàng tiết kiệm được hơn 300 kWh điện mỗi tháng (tính theo số giờ nắng trung bình trên cả nước). Trong khi đó, một hệ thống điện mặt trời có vòng đời sử dụng từ 25 – 30 năm. Chia ra thì chỉ cần 5 năm là hoàn vốn đầu tư, 20 năm còn lại là thời gian sinh lời. Nếu giá điện EVN tăng cao trong những năm tiếp theo, kịch bản rất dễ xảy ra trong bối cảnh thiếu điện hiện tại, thời gian hoàn vốn sẽ còn rút ngắn hơn nữa.

Lựa chọn nhà cung cấp điện mặt trời theo tiêu chí nào?
Hiện nay, nhiều gia đình bắt đầu có nhận thức về nhu cầu sử dụng điện mặt trời, nhưng còn băn khoăn về hiệu quả, phương án đầu tư thích hợp cũng như tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. “Đa phần khách hàng thường dựa vào giá để xác định nhà cung cấp, nhưng vấn đề này rất khó so sánh vì mỗi nhà cung cấp sẽ lên phương án thiết kế giải pháp khác nhau, năng lực triển khai khác nhau và cam kết bảo hành cũng khác. Chưa kể, vòng đời sử dụng khá dài nên việc xác định nhà cung cấp uy tín khá quan trọng cho những câu chuyện bảo trì, sửa chữa về sau” – ông Trung chia sẻ.
Hiện nay, để giúp người dân dễ ra quyết định lựa chọn, nhiều doanh nghiệp thiết kế thêm các dịch vụ gia tăng như các gói vay ưu đãi hoặc cam kết chất lượng có hoàn tiền. Các nước phát triển về điện mặt trời còn có thêm hình thức bảo hiểm sản lượng, do tổ chức bảo hiểm thứ 3 có uy tín đứng ra xác nhận để xây dựng uy tín cộng đồng. Ở Việt Nam, mới chỉ có tổ chức bảo hiểm BIC mới đây đã hợp tác cùng với Công ty Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) cho ra được gói dịch vụ này.
Với dịch vụ này, người dân không cần phải có kiến thức nhiều về kỹ thuật vẫn có thể ra quyết định dựa trên tính xác thực từ tổ chức thứ 3. “Cũng phải mất gần nửa năm, BIC mới hoàn thiện các điều khoản về hình thức bảo hiểm sản lượng cho gói điện mặt trời BigK của SolarBK. Chúng tôi phải tiến hành nhiều nghiệp vụ thẩm định, kiểm tra về năng lực sản xuất, triển khai cho đến tài chính và chiến lược kinh doanh của SolarBK mới ra được sự thống nhất cuối cùng”, ông Phạm Tiến Dũng – P.GĐ Công ty bảo hiểm BIDV Vũng Tàu (BIC) chia sẻ.
TTDV/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)