Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vì lá phổi xanh của thành phố!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Hin Ban qun lý rng phòng h Cn Gi qun lý 34.763,64ha rng. Lc lưng bo v rng ch yếu là các phân khu và 137 h gi rng và 11 đơn v nhn khoán gm biên phòng, công an, thanh niên xung phong. Mi ngày có khong 600 con ngưi trc tiếp bo v, gìn gi lá phi xanh ca thành ph. Mc dù đi sng vt cht và tinh thn ca các h gi rng đã khá hơn trưc, tuy nhiên vn còn nhng khó khăn nht đnh. T thc tế đó, chúng tôi mong rng các cp, các ngành tiếp tc quan tâm đến các h gi rng đ h yên tâm bám đt, bám rng n đnh cuc sng”, ông Cao Huy Bình – Trưng ban Qun lý rng phòng h Cn Gi.


Du khách tham quan, thưng ngon rng phòng h Cn Gi

Chúng tôi có mặt tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ khi tia nắng đầu ngày xuyên qua rừng đước, một nhân viên của ban giục: Đi sớm kẻo nắng gắt. Điểm chúng tôi đến là Phân khu 2, cách đó gần 2 giờ di chuyển bằng vỏ lãi.

Rng là nhà

Anh Nguyễn Anh Tú – hộ giữ rừng thuộc Phân khu 2 cho biết, vợ chồng tôi tiếp nối công việc giữ rừng của ba từ năm 1991, khi sức khỏe của ông không cho phép. Những ngày đầu vào việc, đã nhiều lần có ý định “đầu hàng” vì buồn, vì thiếu thốn mọi bề nhưng rồi vợ chồng động viên nhau mà vượt qua.

“Thay đổi môi trường sống, có người không trụ được và bỏ việc nhưng số đó không nhiều. Thời gian đầu ba đưa tôi vào rừng để làm quen với công việc, lúc đi tuần cũng như đến bữa ăn, ba thường căn dặn: Dù có khó khăn đến mấy cũng phải làm tròn trách nhiệm của một người giữ rừng. Rừng không chỉ là tài sản mà còn là lá phổi của thành phố. Chúng tôi mừng là thích nghi khá sớm và tự hào là gia đình có hai thế hệ giữ rừng từ sau 1975”, anh Tú tâm sự.

Chị Lê Thị Kim Oanh, vợ anh Tú chia sẻ, ở sâu trong rừng có những khó khăn, hạn chế nhất định. Mặc dù đã được Ban quản lý quan tâm, hỗ trợ mọi mặt nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là điện và nước. Theo chị Oanh, không phải khu vực nào điện mặt trời cũng đủ tải. Việc đi lại đổi nước sạch khá vất vả nên nguồn nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là từ nước mưa dự trữ. 


Ch
 Lê Th Kim Oanh, h gi rng thuc Phân khu 2

Được biết, trước năm 1990, mỗi hộ giữ khoảng 100ha, tuy nhiên sau đó có thêm nhiều hộ tham gia nên diện tích có ít lại. Hiện mỗi hộ giữ thấp nhất là 50ha và được chi trả khoảng 1,2 triệu đồng/quý/ha, con số này có thể cao, thấp chút đỉnh tùy vào hợp đồng giữ rừng có bao nhiêu người. Với đặc thù công việc nhiều rủi ro, đối mặt với nguy hiểm luôn rình rập, đây là khoản thu nhập không cao nhưng cũng được xem là ổn định để tạo dựng tương lai con cái bằng con đường học vấn.

Anh Lê Văn Châu Út – Phó phân khu 2 cho biết, phân khu có 35 hộ, giữ 3.357ha rừng. Mặc dù cuộc sống của các hộ dân còn nhiều khó khăn nhưng ai nấy đều có tinh thần trách nhiệm, ý thức với công việc mình đang làm.

“Cực nhất là những ngày lễ, Tết, các hộ giữ rừng phải làm việc 24/24, bởi đây là thời điểm các đối tượng xấu vào rừng gài bẫy, chặt phá, vận chuyển lâm sản trái phép… Tuy nhiên, với ý thức tự giác cao, các hộ đã làm tốt công việc, góp phần mang lại bình yên cho rừng”, anh Út chia sẻ.

Tuy cc mà vui

Để con cái không “đứt gánh” chuyện học, đêm đến vợ chồng anh Tú vừa đi tuần vừa tranh thủ bắt ba khía, cua… để cải thiện thu nhập. “Nhờ khoản này mà đứa lớn đang học ĐH, đứa nhỏ học lớp 10. Mình khổ mấy cũng phải ráng lo cho con để mai này đỡ cực”, chị Oanh nói.


Anh Nguy
n Đình Sơn – Phó phân khu 7 (Ban qun lý rng phòng h Cn Gi) đang làm nhim v

Gia đình chị Nguyễn Thị Thi (ngụ xã An Thới Đông) có thâm niên gần 20 năm giữ rừng, nếm trải biết bao buồn vui. Buồn thì cũng đã quen. Vui vì con cái được đi học.

Công vic lm gian nan, vt v nhưng các h gi rng vn ngày đêm bám đt, bám rng gìn gi an toàn cho lá phi xanh ca thành ph.

Theo chị Thi, so với khoảng chục năm trước, thu nhập từ giữ rừng hiện khá hơn nhiều. Theo đó, với gần 77ha mà gia đình nhận giữ cũng đủ để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình và chuyện học hành của con.

“Dù ở trong huyện nhưng 10 ngày, thậm chí cả tháng mới về thăm con một lần, mỗi lần chỉ 1-2 giờ là phải tất tả quay lại rừng. Những ngày đầu xa con nhớ lắm, tụi nhỏ cũng khóc đòi ba mẹ nhưng riết rồi đâu cũng vào đó. Gửi con cho ông bà nội, ngoại trông thì tụi nó còn có cái chữ, chứ mang vào rừng thì giờ không biết ra sao. Vợ chồng tôi có bốn đứa con. Một đứa tốt nghiệp ĐH có việc làm ổn định. Đứa kế đang học năm nhất. Hai đứa còn lại đang học THCS”, chị Thi nói với giọng đầy tự hào.

Hơn 30 năm công tác tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, anh Nguyễn Đình Sơn – Phó phân khu 7 đã chứng kiến biết bao đổi thay ở mảnh đất này. Theo anh Sơn, có được như ngày hôm nay là nỗ lực của Ban quản lý, trong đó không thể không nhắc đến công sức của các hộ giữ rừng.

Bài, ảnh: Tuy An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)