Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Vì sao chúng ta bị say chè xanh?

Tạp Chí Giáo Dục

Hiện nay nước chè xanh là thức uống rất được nhiều người ưa chuộng bởi những tác dụng có lợi của nó. Nhiều người còn có cảm giác "nghiện nước chè”. Nhưng vì sao uống nước chè lại bị say?
Nguyên nhân của hiện tượng say chè xanh
Trong chè có chất tanin, tức chất chát, nếu uống chè xanh lúc đói, chất này sẽ đi vào ruột, tạng phế và làm lạnh tì, vị.
Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, cảm giác khó chịu, tim đập nhanh, chân tay bủn rủn… Chúng ta thường gọi hiện tượng này là "say nước chè".
Chất tanin cũng dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Do khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Không nên uống nước chè xanh qua đêm
Không nên uống nước chè xanh qua đêm.
Cách sử dụng chè xanh hợp lý
Không uống ngay sau bữa ăn: Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 – 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.
Không nên uống nước chè xanh qua đêm: ta thấy nước chè xanh để qua đêm thông thường bị xỉn màu và có mùi thiu một số vitamin trong chè xanh sẽ bị phân hủy. Do vậy chúng ta nên hẩm chè xanh uống trong ngày.
Khi uống thuốc không dùng chè xanh: Trong chè xanh có chứa các chất như tanin cafein khi uống sẽ kết hợp với thuốc làm giảm tác dụng, đôi khi còn gây phản tác dụng.
Không uống chè xanh lúc đói: Khi uống chè xanh lúc đói ta có cảm giác cồn cào, nôn nao, hoa mắt rất khó chịu mà ta thường gọi là ‘say nước chè”
Không nên uống nước chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ: Trong chè xanh có chứa cafein là chất có tác dụng kích thích thần kinh trung ương do đó làm khó ngủ.
Phụ nữ mang thai hạn chế dùng chè xanh: Chè xanh gây kích thích hệ thần kinh, gây mất ngủ, làm tim đập nhanh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Uống trà kèm với ít đồ ăn nhẹ: Trà ngon làm cho nó phù hợp tuyệt vời với bất kỳ đồ ăn nhẹ, đối với những người thích đồ ăn nhẹ ngọt hoặc mặn, chúng luôn luôn là một trợ giúp tuyệt vời để ngăn chặn hoặc thoát khỏi tình trạng khó chịu của hiện tượng say trà.
Tránh các loại trà mới hái: Những chiếc lá trà mới hái chúng thường chứa nồng độ caffeine, alkaloids hoạt động cao hơn so với các loại trà cũ. Tốt nhất là giữ trà ít nhất nửa tháng trước khi uống.
Giữ cho trà nhẹ: Giảm bớt lượng trà và thời gian hãm trà để trà không quá đậm. Việc uống trà nhạt hơn không chỉ để tránh tác dụng phụ mà còn rèn luyện cho khẩu vị được tinh tế.
Cách xử lý khi bị say chè xanh
Nếu uống nước chè, không nên uống quá đậm và quá nhiều để tránh bị say.
Nếu uống nước chè, không nên uống quá đậm và quá nhiều để tránh bị say.
Khi bị say chè, cần nghỉ ngơi, uống bù nước, xoa ấm bàn tay, bàn chân, day ấn các huyệt Thái dương (hai bên thái dương), Ấn đường (giữa trán), Bách hội (đỉnh đầu), Phong trì (hõm 2 bên gáy), sẽ bớt khó chịu. Ngoài ra, có thể pha nước gồm 3 món chanh, gừng, đường để ổn định nhịp tim; ăn kẹo, mứt, bánh để khắc phục tình trạng hạ đường huyết.
Nên nghỉ ngơi, đừng chạy xe hay cố gắng làm việc vì cơn say chè sẽ lâu khỏi và bạn có nguy cơ bị ngất do hạ đường huyết.
Nên chú ý những lần sau nếu có uống nước chè thì không nên uống quá đậm và quá nhiều nữa. Ít ai say chè đến mức không uống được, nhưng uống đậm, nhiều thì dễ say, nhất là những người trước đây ít khi uống chè.
Ngay khi bạn có các giác bị say trà, cách hiệu quả để cải thiện tình hình hiệu quả nhất là ăn ngay một cái gì đó. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu 3 loại thực phẩm có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu này:
Thịt: Thực phẩm tốt nhất mà chúng tôi khuyên dùng là thịt, có thể dễ dàng giúp bạn dễ chịu và tạo cảm giác no.
Kẹo đường: Nó nhằm mục đích làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên, khiến bạn ít gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào từ việc uống trà.
Uống syrup: Ngoại trừ việc ăn một số thực phẩm, xi-rô được coi là một lựa chọn khôn ngoan khi bị say, bằng cách cho một ít nước hòa với mật ong, đường nâu hoặc kẹo cứng.
Hãy đặc biệt cẩn thận nếu như bạn có bệnh tim mạch, ví dụ như bệnh về huyết áp vì cơn say chè có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Trường hợp này, bạn nên trực tiếp đi khám.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)