Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Vì sao HS-SV trường nghề bỏ học?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng năm gn đây, s hc sinh, sinh viên (HS-SV) ti các trưng TC-CĐ ngh b hc gia chng chiếm t l khá cao. Đây cũng là lý do mt s trưng đã tuyn đ ch tiêu nhưng xin tuyn thêm đ lp vào khong trng đó.

Học sinh một trường nghề trong giờ thực hành

B hc khong 30 đến 40%

Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương là địa chỉ đào tạo nghề kỹ thuật bậc TC khá uy tín, chất lượng đầu vào cao nhưng bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng nhà trường) vẫn lo ngại về số lượng HS bỏ học trong những năm gần đây. Theo đó, trong thời gian 2 năm học TC, trường này có khoảng 20 đến 30% HS bỏ học. Bà Phạm Quang Trang Thủy cho biết: “Nguyên nhân khiến HS của trường bỏ học giữa chừng là do các em đã ngán học văn hóa, trong khi bậc TC ở một số ngành nghề đòi hỏi HS phải hoàn thành một số môn để đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Thêm nữa, theo quy định, HS đang theo học TC không được miễn nghĩa vụ quân sự như bậc ĐH và CĐ. Đây cũng là một trong những lý do HS các ngành kỹ thuật bỏ học nhiều”. Trong khi đó, ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức) cho rằng tỷ lệ HS “rơi rụng” ở các trường tuyển sinh HS tốt nghiệp THCS cao hơn nhiều, chiếm từ 30 đến 40%. Thậm chí, chỉ sau học kỳ 1 của năm đầu tiên đã phải xóa tên hàng trăm HS, trong khi trường tuyển sinh chưa đạt chỉ tiêu.

TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) cho hay, tỷ lệ HS của trường bỏ học những năm gần đây giảm mạnh. Điều này cho thấy công tác hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề ở gia đình, nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực. Về lý do HS-SV bỏ học, TS. Nguyễn Phan Hòa nhìn nhận, số ít các em đã chọn sai nghề, không phù hợp với năng lực bản thân, từ đó dẫn đến chán nản mà bỏ học hoặc chuyển sang trường khác. Cũng không ít trường hợp do điều kiện kinh tế gia đình không cho phép các em tiếp tục học mà phải đi làm công nhân, lao động phổ thông… Còn đại diện Trường CĐ Nghề TP.HCM lại cho rằng, những HS-SV bỏ học là do không theo kịp chương trình học, không hoàn thành các modun…

Ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) lo lắng: “Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, người học chủ động tìm đến đăng ký, song vẫn còn nhiều khó khăn. Việc HS-SV trường nghề bỏ học không chỉ lãng phí thời gian, kinh tế mà sâu xa hơn là ảnh hưởng đến cơ cấu nhân lực, trình độ đào tạo”.

Vai trò ca vic đnh hưng ngh nghip

Theo báo cáo ca Phòng Giáo dc ngh nghip (S LĐ-TB&XH TP.HCM), năm 2017, ti TP.HCM có 15.609 SV bc CĐ và 13.148 HS bc TC tt nghip. So vi con s đu vào thì t l HS-SV tt nghip ch đt trên 50%.

TS. Nguyễn Phan Hòa đúc kết, để kéo giảm tỷ lệ HS-SV trường nghề bỏ học, vai trò của việc định hướng nghề nghiệp ngay từ bậc THCS và THPT là cực kỳ quan trọng. Theo đó, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải thật sự có chuyên môn về hướng nghiệp. Bên cạnh đó, những buổi tham quan trường nghề, doanh nghiệp tổ chức định kỳ cũng là cơ sở để các em có quyết định lựa chọn ngành nghề đúng đắn trong tương lai. Cùng quan điểm, ông Trần Ngọc Cường đánh giá cao các buổi tham quan ở xưởng thực hành của trường nghề và doanh nghiệp với sự hỗ trợ của giáo viên và thợ cả. Hoạt động này bắt đầu ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông chứ đợi đến lúc vào trường nghề rồi thì đã muộn.

Theo sát để nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của HS trong trường là giải pháp mà Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương đã và đang áp dụng để hạn chế HS bỏ học. Theo bà Phạm Quang Trang Thủy, nhà trường đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo, cam kết giới thiệu việc làm… thôi chưa đủ mà phải kết nối chặt chẽ với gia đình để hỗ trợ HS khi gặp khó khăn. Ngoài ra, việc thành lập các sân chơi, câu lạc bộ khoa học – kỹ thuật, thi tay nghề… cũng là cách để giữ chân người học. “Vào mỗi khóa mới, các khoa và giáo viên còn vào vai phụ huynh, ủng hộ các em với ngành nghề đã chọn, tạo hứng thú trong học tập. Tuy nhiên, trong thời gian học, nếu các em không bộc lộ được năng khiếu về nghề đang học thì nhà trường tạo mọi điều kiện để các em chuyển sang nghề khác phù hợp hơn”, bà Thủy nói.

Trước thực trạng HS-SV trường nghề bỏ học nhiều, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cầu các trường phối hợp với doanh nghiệp đánh giá lại chương trình đào tạo xem có phù hợp không? Nếu thật sự vì chương trình học nặng nề, tiết học khô khan khiến người học chán nản thì phải điều chỉnh ngay theo hướng 70% thực hành và 30% lý thuyết theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH. “Một bộ phận HS-SV chọn trường nghề vì đã ngán học văn hóa nhưng phải học những tiết học khô khan, nặng về lý thuyết thì các em thất vọng, chán nản và bỏ học là điều dễ hiểu”, ông Lâm nói.

T.Anh

Bình luận (0)