Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Vì sao không nên tiếp tục sử dụng Facebook Messenger?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Facebook Messenger là một trong những ứng dụng nhắn tin miễn phí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhưng có nhiều lý do để người dùng cân nhắc lại việc tiếp tục dùng ứng dụng này.
Thiếu đi tính năng mã hóa đầu cuối khiến nội dung tin nhắn trên Messenger có thể bị Facebook theo dõi
Với hơn 1,3 tỷ người dùng tích cực và dự kiến con số này sẽ tăng lên thành 2,4 tỷ người dùng trong năm 2021, Facebook Messenger là một trong những công cụ nhắn tin miễn phí trên Internet có lượng người dùng lớn nhất hiện nay, nhưng điều đáng nói, ứng dụng này lại thiếu đi một tính năng hết sức quan trọng: mã hóa đầu cuối.
Mã hóa đầu cuối là tính năng đã được tích hợp trên nhiều ứng dụng nhắn tin, giúp bảo vệ sự riêng tư trong những cuộc nói chuyện với người dùng. Với tính năng này, chỉ người gửi và người nhận mới có thể xem được nội dung tin nhắn. Hiện WhatsApp, một ứng dụng nhắn tin thuộc sở hữu của Facebook, đã được tích hợp tính năng mã hóa đầu cuối, trong khi đó, Facebook Messenger, ứng dụng "cây nhà lá vườn" của Facebook, lại chưa được tích hợp tính năng này.
Tính năng mã hóa đầu cuối chỉ được trang bị khi người dùng sử dụng chế độ "nhắn tin bí mật" trên Messenger, là chế độ nhắn tin mà nội dung sẽ không được lưu lại. Trong khi đó, với chế độ nhắn tin thông thường hoặc tin nhắn nhóm thì nội dung tin nhắn Messenger không hề được mã hóa.
Năm 2018, Facebook đã từng gây sốc khi thừa nhận theo dõi tin nhắn, cuộc gọi thoại… của người dùng Messenger. Lý do được Facebook đưa ra là để ngăn chặn những vấn đề nhạy cảm, bao gồm cả vấn đề về khủng bố, được thảo luận qua Messenger.
Tuy nhiên, với nhiều người dùng, mục đích duy nhất của Facebook đó là theo dõi người dùng để thu thập thông tin và hiển thị các nội dung quảng cáo phù hợp. Thậm chí, không loại trừ khả năng Facebook bán thông tin người dùng được thu thập qua Messenger cho bên thứ 3, như cách mà Facebook đã làm với thông tin người dùng dịch vụ mạng xã hội của mình.
Cuối năm 2020, hai nhà nghiên cứu bảo mật Tommy Mysk và Talal Haj Bakr còn phát hiện thấy Messenger sẽ tự động tải các file đính kèm được người dùng gửi đến cho nhau thông qua Messenger về các máy chủ của Facebook mà người dùng không hay biết.
Theo các chuyên gia bảo mật, những vấn đề kể trên có thể được khắc phục bằng cách mã hóa đầu cuối cho Messenger. Năm 2019, Facebook đã từng tuyên bố sẽ áp dụng mã hóa đầu cuối cho ứng dụng nhắn tin Messenger của mình, nhưng đến nay, lời hứa vẫn chưa được thực hiện và Facebook khiến mọi người hoài nghi về việc theo dõi nội dung tin nhắn Messenger để thu thập thông tin người dùng.
"Có nhiều lý do để bạn ngưng sử dụng Messenger ngay trong năm nay. Nếu đang sử dụng Facebook Messenger, bạn hãy nhanh chóng chuyển sang một nền tảng chat an toàn hơn", Zak Doffman, chuyên gia nghiên cứu bảo mật người Anh cho biết.
Hiện có khá nhiều ứng dụng nhắn tin với tính năng mã hóa đầu cuối được nhiều chuyên gia bảo mật đánh giá cao mà người dùng có thể cân nhắc để lựa chọn, trong số đó có thể kể đến Telegram hay Signal.
PV (theo vietnamnet)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)