Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Vì sao năm Mão – Không thỏ, lại mèo?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân đúng dp “con mèo đăng quang”, vic tìm hiu duyên c vì sao “th li là mèo” thiết nghĩ, có khá nhiu điu thú v, cn lun bàn, xem như góp chút hương xuân cho đm đà ý v đu năm Quý Mão 2023. Đ làm rõ hơn, ngưi viết xin tng hp các gi thuyết đã tng lý gii vì sao Vit Nam cm tinh là Mèo không phi là Th trong văn hóa 12 con giáp.


Vit Nam chào đón năm mèo trong khi các nưc dùng lch âm khác đón năm th

Trong 12 con giáp ở Việt Nam, các linh vật trong năm hầu hết đều giống các nước trong khu vực. Riêng năm Mão, thay vì là cầm tinh con thỏ như một số quốc gia trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào…) thì Việt Nam ta lại chọn là mèo?

1. Xuất phát từ sự khác biệt về môi trường tự nhiên. Với giả thuyết này, nhiều tác giả cho rằng văn hóa Việt Nam xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp/ văn hóa thảo mộc do khí hậu nắng nóng, mưa nhiều đã tạo nên thảm thực vật phong phú, đan xen lẫn nhau. Điều này khác với văn hóa Trung Hoa có nguồn gốc từ nền văn hóa du mục/văn hóa thảo nguyên với những đồng cỏ mềm mượt sẽ thích hợp với loài thỏ sinh sống hơn. Do vậy, loài mèo là con vật gần gũi hơn với người làm nông nghiệp, đặc biệt là giúp người nông dân diệt được chuột khi có mùa màng thu hoạch. Minh chứng rõ nét là để lại nhiều ca dao tục ngữ, truyện dân gian về mèo trong tâm thức người Việt. Ngược lại, ở Trung Hoa, Nhật Bản lại xuất hiện nhiều truyền thuyết, văn học liên quan đến thỏ trắng, thỏ ngọc, biểu tượng cho giới quý tộc, vua chúa… Do vậy, người Việt đã chọn mèo làm vật cầm tinh thay vì thỏ.

2. Xuất phát từ ngôn ngữ. Đây cũng là vấn đề có nhiều cách lý giải nhiều nhất, tựu trung có hai quan điểm chính.

Một là, việc đặt ra chi mèo thay thỏ xuất phát từ Trung Quốc, bởi liên quan đến cách phát âm Mão – Miêu, chữ Hán Việt. Theo đó, chữ Mão thuộc chi thứ tư, viết theo chữ Hán là “”, Trung Quốc đọc là “Mạo” và Việt Nam đọc là “Mão”. Mà chữ Mão trong âm Hán – Việt còn có chữ viết tương ứng là “”, và chữ này còn có thể đọc là Miêu. Cả Mão và Miêu đều có nghĩa là con mèo. Đó là về phần âm của chi Mão. Nhưng điều đó chưa nói cụ thể đến nhân vật chính là “Thỏ”. Vì Thỏ trong tiếng Hán là chữ “Thố” chứ không phải Mão”. Để giải đáp thắc mắc này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết khá thuyết phục đó là “Có lẽ sự chuyển đổi từ con thỏ của chi “Mão” Trung Quốc sang con mèo của chi “Mão” Việt Nam là do sự nhầm lẫn về chữ viết và sự biến đổi về ngữ âm chữ “Thố ” (Thỏ) gần giống với chữ “Miễn ”, chỉ khác một dấu chấm. Người Trung Quốc có khi dùng chữ nọ viết thay cho chữ kia nếu chúng giống nhau. Hiện nay còn thấy trong một số văn bia đời Hán viết chữ “Miễn” thành “Thố” và ngược lại. Vậy khi lịch pháp “can chi” truyền sang Việt Nam, chi “Mão” bị đọc nhầm thành “Miễn”. Rồi do sự biến âm của tiếng Hán trong đó có trường hợp nguyên âm iên biến thành an (thí dụ: yên → an; phiên → phan; phiền → phàn; kiền → càn…) nên “Miễn” biến thành “Mãn”. Sang tiếng Việt cổ, “Mãn” là “Mèo”. Thế là trong “thập nhị chi”, “Mão” có vật biểu trưng là “Mèo”. Và do âm đọc của tiếng Trung Quốc, “Mão” và “Mèo” gần giống nhau (mao – mào) nên khi chuyển sang Việt Nam, năm “Mão” thành năm “Mèo”.


Tác gi bên hình nh nhng chú mèo chào đón năm Quý Mão 2023

Hai là, cũng xuất phát từ ngôn ngữ với lớp võ ngữ âm, nhiều nhà nghiên cứu khác đưa ra một giả thuyết là lịch “can chi” xuất phát từ Việt Nam thời cổ truyền sang Trung Quốc trong đó chỉ “Mão” là con mèo. Giả thuyết này từ nhà ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông trong quá trình nghiên cứu về 12 con giáp, ông phát hiện ra “vết tích của tiếng Việt cổ trong tiếng Hán”, ông cho biết: Việc tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi của 12 con giáp là một cơ hội để ta tìm về nguồn cội tiếng Việt. Theo ông, trong 12 con giáp của Trung Hoa, con mèo bị thay bởi con thỏ, ông lý giải: “Người Trung Quốc dùng thỏ thay cho mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa người Hoa thỏ là loài vật rất quan trọng, biểu tượng cho hạnh phúc và thường được ghi bằng chữ tượng hình là chữ Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ Mèo. Hầu như chỉ có người dân Việt mới dùng mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/họa, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, beo/báo… vì thế mà mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn”. Hay nói cách khác, Mèo chính là âm xưa nhất của chữ Mão, xưa hơn cả Mẹo. Vì vậy, ở Việt Nam, trong hệ 12 con giáp, Mão được tượng trưng bằng con mèo, nhưng ở Trung Quốc và một số nước khác lại là thỏ. Đây cũng là một phát hiện khá thú vị, tuy còn nhiều điều tranh cãi, luận bàn.

3. Ở góc nhìn văn hóa, đơn giản là vì thỏ là loài vật có nhiều ý nghĩa hơn mèo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa nên người Trung Quốc về sau này đã quyết định chọn con thỏ để đưa vào 12 con giáp. Trái lại ở Việt Nam, dường như loài thỏ không có đặc điểm gì nổi bật, ngoài việc được đánh giá là một loài vật hiền lành. Trong khi đó, từ xưa đến nay loài mèo ở Việt Nam được xem là “hổ con” và là loài vật nuôi rất gắn bó với cuộc sống của nhiều gia đình tại Việt Nam, xuất hiện trong các câu chuyện, tranh vẽ và nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao… Không những thế, mèo còn được biết đến với khả năng bắt chuột hữu hiệu. Có lẽ vì vậy mà người Việt vẫn giữ nguyên âm gốc “Mão” để đặt năm con giáp là mèo.

Mặt khác, cũng có quan điểm cho rằng việc người Việt thay thỏ bằng mèo trong danh sách 12 con giáp là điều phù hợp. Bởi lẽ, thỏ là loài gặm nhấm như chuột, trong khi chuột cũng là một trong 12 con giáp. Thông thường, các con giáp nên là độc nhất và khác biệt với nhau. Hơn nữa, việc chọn mèo còn giúp tạo ra thế đối xứng với chó, dân gian ta có câu “ghét nhau như chó với mèo”. Sự khác biệt hay thậm chí đối đầu nhau giữa một số con vật biểu trưng trong 12 con giáp đã thể hiện sự cân bằng âm dương trong vòng xoay vũ trụ, thể hiện sự dung hòa của các mặt đối lập và do đó, việc con mèo nằm trong 12 con giáp là điều tốt và góp phần khiến cho các cung hoàng đạo trở nên phong phú hơn.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)