Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Vì sao NASA mang nhiều đất đá Mặt trăng về nhưng gần như chưa đụng đến?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Vẫn còn tới hàng trăm kg đất Mặt trăng đang được lưu trữ trong kho của NASA. Sau hơn 40 năm, tại sao vẫn còn nhiều thế?
Ngày 20/7 vào 49 năm trước, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Và cũng trong ngày này, họ trở thành những người đầu tiên trực tiếp thu được mẫu vật từ một thiên thể khác và mang được chúng về Trái đất.
Trong những nhiệm vụ Apollo sau đó, các phi hành gia đã liên tục thu thập mẫu đất từ vệ tinh cổ xưa nhất của Trái đất này. Theo Ryan Zeigler – chuyên gia của NASA – thì tổng cộng có 2.200 mẫu được mang về, với trọng lượng lên đến 382kg đất để phục vụ nghiên cứu.
Đất đá trên Mặt trăng chính là nguồn tài nguyên nghiên cứu quý giá nhất.
Đất đá trên Mặt trăng chính là nguồn tài nguyên nghiên cứu quý giá nhất.
Zeigler là chuyên gia chịu trách nhiệm nghiên cứu và lưu giữ các mẫu đất từ ngoài vũ trụ – bao gồm cả thiên thạch và từ sao Hỏa nữa. Ông cho biết trong số gần 4 tạ đất ấy, các nhà khoa học mới chỉ sử dụng khoảng 16% thôi.
Và thậm chí trong 16% ấy đã có ít nhất 1/3 là để trưng bày rồi. 1/4 bị phá hủy qua các thử nghiệm, và số còn lại đang được phân tích.
Tại sao phải dè xẻn như vậy?
Lý do cũng đơn giản thôi! Tất cả là để tiết kiệm cho các thế hệ khoa học kế cận.
"Ưu tiên cần phải cân nhắc hiện tại là cố gắng không dùng quá nhiều mẫu vật, sao cho các thế hệ tương lai vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu" – Zeigler cho biết.
"Những gì Apollo mang lại là thực sự quan trọng, vì giá trị văn hóa và lịch sử nó mang lại là không thể chối bỏ. Dĩ nhiên, chúng ta phải bảo tồn số đất ấy rồi".
Tóm lại, việc quan trọng nhất là làm sao để thế hệ khoa học kế cận có đủ đá Mặt trăng mà nghiên cứu. Bởi lẽ công nghệ luôn có sự tiến hóa, và kết quả phân tích trong thời điểm này sẽ khác với trong tương lai.
Việc quan trọng nhất là làm sao để thế hệ khoa học kế cận có đủ đá Mặt trăng mà nghiên cứu.
Việc quan trọng nhất là làm sao để thế hệ khoa học kế cận có đủ đá Mặt trăng mà nghiên cứu.
"Cứ mỗi một thập kỷ trôi qua, chúng ta lại có công nghệ mới, đủ để phân tích các mẫu vật ở mức độ chính xác cao hơn".
"Những hiểu biết của chúng ta về Mặt trăng, và xa hơn là toàn bộ hệ Mặt trời đã liên tục phát triển chỉ nhờ mấy mẫu vật do Apollo mang về".
Trong vòng 6 năm gần nhất, Zeigler nhận được 351 yêu cầu xin cấp mẫu đá Mặt trăng – nghĩa là khoảng 60 đơn mỗi năm. Con số ấy tương đương với khoảng 692 mẫu vật mỗi năm, và mỗi mẫu nặng từ 1-2g.
Dù không phải mọi yêu cầu đều được chấp thuận, nhưng mỗi năm Zeigler xuất kho khoảng 525 mẫu vật – chiếm 75% con số được yêu cầu.
"Dù nỗ lực như thế nào thì chúng ta vẫn đang dần giảm số lượng mẫu vật còn sót lại".
Tin mừng là hiện tại vẫn còn 84% mẫu vật chưa được đụng đến. Đây là một con số khá lớn, đủ để đảm bảo rằng nhiều thế hệ sau này có khả năng tìm ra những bí mật còn ẩn giấu trên vệ tinh hàng tỷ năm tuổi của chúng ta.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)