Tại sao một trong những ngày xả hàng lớn nhất trong năm với những ưu đãi giảm giá sốc kịch liệt lại được đặt kèm theo từ “đen tối”?
Cảnh tượng hỗn loạn khi mọi người đổ xô tranh các mặt hàng giảm giá. Ảnh: NYT |
Tương tự, việc đặt tên gọi “Thứ Sáu đen tối” lúc đầu cũng không mang ý nghĩa tích cực.
Tờ New York Times lần đầu dùng cụm từ này trong một bài viết năm 1870 khi nói về sự kiện thị trường vàng sụp đổ năm 1860.
Theo Ben Zimmer – giám đốc điều hành trang website Vocabulary.com – người đã nghiên cứu và viết rất nhiều về thuật ngữ trên, cho biết cụm từ được gắn liền với ngày mua sắm sau Lễ Tạ ơn có nguồn gốc từ Philadelphia trong những năm 1960.
Cảnh sát địa phương gọi đó là Thứ Sáu đen tối, vì họ phải giải quyết tình trạng ách tắc kinh khủng khi người dân đổ xô ra đường mua sắm.
Tuy nhiên những người kinh doanh lại không thích ý nghĩa tiêu mang trong tên gọi Thứ Sáu đen tối. Đến đầu những năm 1980, sau khi Lễ Tạ ơn diễn ra và sát đến Lễ Giáng sinh, người dân bắt đầu mua sắm và lúc này các nhà bán lẻ thu được lợi nhuận trong năm.
Trong thuật ngữ kế toán, việc thua lỗ (mất tiền) thường được gọi là “báo động đỏ”, vì người kế toán sẽ dùng mực đỏ để chú thích những khoản thiệt hại. Nếu như có lợi nhuận, kế toán viên sẽ ghi những khoản tiền đó bằng mực đen, và trong tiếng anh “in the black” có nghĩa là cửa hàng kiếm được lợi nhuận.
Thứ Sáu đen tối (Black Friday) và trước đó một ngày là Lễ Tạ ơn (Thanksgiving) được coi là thời điểm mở màn cho mùa mua sắm và nghỉ lễ lớn nhất trong năm tại Mỹ. Mùa mua sắm từ tháng 11 đến tháng 12 thường rất quan trọng, có thể chiếm đến 40% doanh số bán hàng cả năm của các hãng bán lẻ. Thứ Sáu đen tối được ấn định là thứ Sáu đầu tiên sau ngày Lễ Tạ ơn.
Bình luận (0)