Hội nhậpThế giới 24h

Vì sao Nhật muốn chuẩn hóa vũ khí theo Mỹ và châu Âu?

Tạp Chí Giáo Dục

Đề xuất nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp nội địa và tình trạng sẵn sàng, trong khi giúp giảm chi phí

Vì sao Nhật muốn chuẩn hóa vũ khí theo Mỹ và châu Âu? - Ảnh 1.

Mô hình tiêm kích thế hệ tiếp theo của Anh mang tên Tempest mà Nhật và Ý cùng phát triển. CHÍNH PHỦ ANH

Theo Nikkei Asia, một bản dự thảo hướng dẫn vừa được chính phủ Nhật Bản đưa ra ngày 20.6 về việc sẽ theo tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu khi sản xuất các thiết bị quốc phòng nội địa.

Mục đích của dự thảo nhằm giảm chi phí bảo trì và tăng cơ hội làm ăn cho các công ty quốc phòng Nhật Bản.

Các kế hoạch được đưa ra khi công nghệ cảm biến và radar ngày càng tinh vi trong các thiết bị quốc phòng làm tăng chi phí bảo trì và thay thế các bộ phận.

Chi phí bảo trì trong tài khóa 2023 ở Nhật là 2.000 tỉ yen (323.000 tỉ đồng), tương đương gần 30% chi phí liên quan quốc phòng. Tỉ lệ này chỉ ở mức hơn 10% vào năm 1990.

Giá thiết bị tăng cao dẫn đến thời gian hoạt động tăng lên. Chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã được đưa vào sử dụng từ năm 1981. Thiết bị cũ hơn dẫn đến việc kiểm tra an toàn và thay thế các bộ phận nhiều hơn, dẫn đến chi phí bảo trì cao hơn.

Hầu hết các thiết bị của SDF cho đến nay đều tuân theo các tiêu chuẩn độc quyền riêng, gây khó khăn cho việc trao đổi các bộ phận với các lực lượng quân sự khác. Theo sách trắng quốc phòng năm 2022 của Nhật, việc sản xuất theo lô nhỏ ngày càng phức tạp đã góp phần làm tăng chi phí.

Dự thảo hướng dẫn mới kêu gọi các công ty trong nước phát triển và sản xuất thiết bị tương thích với các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Úc và các đồng minh khác.

Mục tiêu của kế hoạch là tiêu chuẩn hóa thiết bị giữa các bên mà Nhật tiến hành các cuộc tập trận chung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và những nơi khác.

Ngoài việc giảm giá và gia tăng sản xuất trong nước, chiến lược mới có thể giúp SDF tăng cường khả năng hoạt động liên tục, ngăn chặn tình huống không thể di chuyển thiết bị do thiếu linh kiện.

Ngành công nghiệp quốc phòng Nhật có hơn 1.000 công ty liên quan sản xuất máy bay chiến đấu và xe tăng, hơn 8.000 công ty liên quan đến sản xuất tàu khu trục.

Các quy định của Nhật hiện đang hạn chế xuất khẩu thiết bị sát thương. Tuy nhiên, chính phủ đang xem xét nới lỏng những hạn chế đó để cho phép xuất khẩu nhiều thiết bị hơn. Do đó, tiêu chuẩn thống nhất sẽ giúp các công ty đảm bảo các kênh bán hàng.

Theo Khánh An/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)