Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Vì sao nông dân trồng lúa ngày càng nghèo?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đó là vấn đề đặt ra tại hội thảo “Nông nghiệp VN hiệu quả – bền vững” do Bộ NN&PTNT và UBND TP Cần Thơ tổ chức ngày 7/12. Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh – viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL – nguyên nhân đẩy nông dân trồng lúa ngày càng nghèo là do họ phải đối mặt với chi tiêu gia đình, chi phí sản xuất ngày càng cao, đất bị thoái hóa…


Vào năm 1989, rất nhiều người đặt câu hỏi: Làm sao Việt Nam có thể xuất khẩu được trên 1,76 triệu tấn gạo khi chỉ hai năm trước đó còn phải kêu gọi quốc tế cứu trợ lương thực cho đồng bào một số tỉnh miền Bắc và miền Trung? Ngoài các lý do như nông dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật và một số biện pháp liên hoàn như giống mới ngắn ngày năng suất cao, xây dựng hệ thống thủy lợi để mở rộng diện tích cao sản, tăng thêm phân bón cùng các vật tư nông nghiệp khác, phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng… thì bao trùm nhất chính là sự đổi mới trong chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp. Đó là chính sách giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài đất canh tác cho từng hộ nông dân, chính sách về giá nông sản và các vật tư nông nghiệp, ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam… 

Hậu quả
Với hệ thống sản xuất và thu mua tiêu thụ như thế, gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn luôn thua kém gạo Thái Lan về nhiều mặt. Nông dân trồng lúa luôn phải chịu rủi ro, thiệt thòi. Thậm chí có lúc giá lúa tăng cao, nhưng nông dân phải bán giá thấp vì lệnh “ngưng xuất khẩu” hoặc VFA cho “giá sàn cao” không ai dám mua lúa ngoại trừ các công ty lương thực của Nhà nước tha hồ mua vô với giá rẻ. Nếu chúng ta cứ tiếp tục để nông nghiệp phát triển như thế thì nông dân sẽ không thể giàu lên được. Ngày xưa các nước đế quốc bắt dân nô lệ thuộc địa sản xuất nguyên liệu nông sản cung ứng cho các doanh nghiệp của chúng chế biến và làm giàu. Ngày nay trong một nước độc lập, lẽ nào nông dân vẫn phải suốt đời sản xuất lúa cho các doanh nghiệp làm giàu, còn bản thân thì mãi vẫn không đủ ăn?

Nhưng mặc dù sản lượng nông nghiệp ngày căng tăng mạnh, khối lượng gạo xuất khẩu đã vượt ngưỡng 6 triệu tấn từ năm 2009, nhưng oái oăm thay, lợi tức của nông dân, nhất là những người trồng lúa không tăng tương xứng, đời sống của đa số nông dân còn nghèo. Bởi trong khi giá lúa không tăng được bao nhiêu thì giá vật tư nông nghiệp lại tăng vụt.

Từ năm 2001-2010, giá phân bón tăng gấp 4 lần; giá nông dược tăng gấp 2-3 lần; nhưng giá lúa gần như không tăng bao nhiêu. Thực tế cho thấy, cho dù giá lúa có được Nhà nước bảo hộ thì thu nhập bình quân của nông dân cũng chỉ đạt không quá 400 đô la Mỹ/người/năm, trong khi dân thành phố đạt trên 2.500 đô la Mỹ/người/năm.
Vậy nông nghiệp và nông thôn phải đổi mới thế nào, nông dân phải đổi mới thế nào, và hệ thống mậu dịch lúa gạo phải thay đổi như thế nào để tăng tính cạnh tranh? Làm sao để xoay trở tình thế nhằm đem lại uy tín của hạt gạo Việt Nam, đưa nông nghiệp nước ta tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước chung quanh?
Để có thể đề xuất một chiến lược như thế, trước tiên chúng ta cần phân tích bối cảnh nông thôn hiện nay từ khâu sản xuất nông nghiệp – lấy cây lúa làm điển hình – cho đến khâu tiêu thụ lúa gạo để thấy được những bất cập trong suốt quá trình sản xuất.
Đồng thời nông dân thu nhập thấp còn do giá bán lúa thấp, thị trường bấp bênh và không tự định đoạt được giá cả.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL các năm gần đây sản lượng nông nghiệp, xuất khẩu tăng nhanh nhưng thu nhập hộ nông dân không tăng tương xứng, chênh lệch giàu – nghèo rất xa (6,4 lần). Khoảng cách giàu – nghèo giữa thành thị và nông thôn, kể cả trong khu vực nông thôn ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó hằng năm ĐBSCL góp 90% lượng xuất khẩu gạo của cả nước.
Theo DNSG

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)