Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vì sao TP.HCM có kết quả thi tiếng Anh cao nhất?

Tạp Chí Giáo Dục

LTS: Từ kết quả thi THPT quốc gia 2019, xét trên bình diện chung, TP.HCM đứng đầu cả nước về điểm trung bình môn tiếng Anh với 5,78. Điều này cho thấy việc dạy và học tiếng Anh tại TP đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng ở tất cả các cấp học.

Bài 1: “Kích cầu” từ trường tiểu học

TP.HCM là mt trong nhng đa phương đi tiên phong trong vic ph cp tiếng Anh t bc tiu hc vi Đ án “Ph cp và nâng cao năng lc s dng tiếng Anh cho hc sinh ph thông chuyên nghip giai đon 2011-2020”. Ngoài chương trình đ án, TP.HCM còn xây dng song song chương trình tiếng Anh tích hp, tiếng Anh tăng cưng, đưa tiếng Anh tr thành môn hc thân thuc vi hc sinh bc tiu hc.

Hc sinh mt trưng tiu hc tham gia tiết hc tiếng Anh… ngoài sân trưng

Để thu hút học sinh, tại các trường tiểu học xây dựng rất nhiều mô hình giáo dục rất ấn tượng. Ở đó không chỉ trang bị kiến thức mà còn tăng khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh. “Học tiếng Anh theo hình thức câu lạc bộ” là mô hình nổi bật nhất được Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1) xây dựng từ năm học 2018-2019. Mô hình trên được áp dụng từ khối lớp 3, 4, 5. Theo đó, cuối năm học, học sinh khối lớp 2 sẽ tham gia một kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phù hợp với lứa tuổi lớp 2. Căn cứ vào kết quả đạt được, nhà trường sẽ tổ chức dạy các tiết tăng cường tiếng Anh dưới hình thức câu lạc bộ, không phải theo lớp để phù hợp với năng lực của từng học sinh. “Mô hình câu lạc bộ cho phép phát huy tối đa phương pháp giáo dục cá thể hóa. Mô hình này tạo ra sự mới mẻ, thích thú cho học sinh khi các em vừa có thêm bạn bè, vừa được học tiếng Anh một cách nhẹ nhàng, phù hợp mà lại không tạo ra tâm lý xáo trộn trong các em”, cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Bên cạnh đó, với đặc thù là trường thực hiện đề án trường tiên tiến, hội nhập từ năm học 2016-2017, trong yêu cầu chuẩn đầu ra của trường quy định tối thiểu 50% học sinh học hết lớp 5 phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (bậc tiểu học). Từ yêu cầu này, việc dạy và học tiếng Anh tại trường luôn được quan tâm, đẩy mạnh. “Nhà trường luôn tạo điều kiện để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh bằng hình thức chuyên đề, STEM, dạy học dự án, dạy học theo hình thức ngày hội trong môn tiếng Anh cũng như đẩy mạnh hoạt động open house – phụ huynh cùng đồng hành, góp ý với giáo viên trong môn học. Từ chính những sáng tạo này đã kích thích sự say mê, thích thú của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh một cách rõ rệt. Trong suốt 3 năm thực hiện đề án trường tiên tiến, hội nhập, trường luôn đạt vượt ngưỡng yêu cầu, tối thiểu là 70% học sinh lớp 5 đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế”, cô Chi cho hay.

Tại Trường Tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), 100% học sinh được học tiếng Anh tăng cường và tích hợp, với thời lượng 8 tiết/tuần mỗi chương trình. Trong đó, với chương trình tiếng Anh tăng cường, học sinh được học giao tiếp với giáo viên bản ngữ 1 tiết/tuần. Để thực hiện hiệu quả các chương trình, cô Bùi Thị Hải Yến (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay mỗi giáo viên tiếng Anh trong trường luôn chủ động đưa những phương pháp dạy học mới, chịu khó mày mò tìm kiếm các chương trình hay từ nước ngoài qua internet đưa về trường dạy cho học sinh. Từ đó, cung cấp vốn từ cho học sinh qua hình ảnh, các em tự đặt câu, viết đoạn. Đồng thời, để học sinh bớt chán trong môn học, các hoạt động dạy học trong môn tiếng Anh cũng luôn được làm mới bằng nhiều hình thức như: tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh vừa học vừa chơi; tổ chức sân chơi miễn phí như câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ âm nhạc tiếng Anh, câu lạc bộ giao tiếp… Độc đáo nhất là mỗi thứ hai đầu tuần, học sinh các lớp sẽ luân phiên kể những câu chuyện tiếng Anh. “Với lứa tuổi học sinh tiểu học, các em sẽ rất nhanh chán. Nếu không được làm mới liên tục thì sẽ khó mà thu hút được các em đến với môn học, nhất là với môn tiếng Anh. Vì thế, trong tất cả các họat động dạy và học trong môn này, phương châm của trường là làm sao cho các em vừa học vừa chơi. Vì thế, mỗi tiết học tiếng Anh học sinh rất hào hứng, tự tin giao tiếp. Nhiều em còn đạt kết quả rất cao về chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Thậm chí các em còn mạnh dạn tham gia nhiều cuộc thi như giải toán bằng tiếng Anh, hùng biện tiếng Anh tranh tài với cả học sinh trường quốc tế…”, cô Yến chia sẻ.

Góp phần làm thay đổi chất lượng dạy và học tiếng Anh ở bậc tiểu học phải kể đến việc các trường mạnh dạn đưa phần mềm bổ trợ tiếng Anh vào giảng dạy, tăng sự hào hứng cho học sinh. Ở từng quận/huyện, các phần mềm đều được nhà trường tính toán sao cho phù hợp nhất với trường, với đối tượng học sinh. Đơn cử như Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (Q.2), từ năm học 2018-2019, nhà trường đã triển khai song song 2 loại hình là tiếng Anh tăng cường và tiếng Anh tích hợp cho 100% học sinh. Trong đó, riêng chương trình tiếng Anh tăng cường, một tuần học sinh được học 2 tiết với giáo viên bản ngữ, đồng thời được tiếp cận với phần mềm bổ trợ tiếng Anh. “Ngoài việc sử dụng công nghệ thông tin, trong các tiết học tiếng Anh, thầy cô đều chú trọng đào tạo theo hướng cá thể. Giờ học được linh hoạt triển khai theo hình thức trạm, nhóm… kích thích khả năng nghe nhìn của các em. Trong mỗi lớp học đều duy trì sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh theo chủ đề từng tháng. Ngay việc sắp xếp tiết học tiếng Anh như thế nào cũng được nhà trường nghiên cứu sao cho phù hợp với độ tuổi, tâm lý của học sinh. Điều quan trọng là làm sao để học sinh yêu thích bộ môn này ngay từ khi mới tiếp xúc”, cô Nguyễn Thị Kiều Chinh (Phó Hiệu trưởng phụ trách bộ môn tiếng Anh Trường Tiểu học Nguyễn Hiền) cho hay.

Theo cô Chinh, nhà trường theo dõi sát sao quá trình giáo viên bản ngữ đứng lớp dạy trước khi tiếp nhận chính thức. Theo đó, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ trực tiếp dự giờ những tiết đầu để chọn giáo viên phù hợp với mô hình lớp học, đối tượng học sinh. Ngoài các hoạt động trong lớp, nhà trường cũng duy trì thêm nhiều sân chơi tiếng Anh theo cấp trường như thi hùng biện, ngày hội tiếng Anh, giao lưu với trường quốc tế để trải nghiệm môi trường học thuần tiếng Anh. “Từ những sân chơi này, phong trào học tập tiếng Anh của học sinh trong trường diễn ra rất sôi nổi. Các em dạn dĩ, tự tin. Có năm học sinh của trường còn đoạt giải xuất sắc Hội thi kể chuyện tiếng Anh cấp TP”, cô Chinh cho biết.

Tuy nhiên, theo cô Chinh, để đạt được kết quả cao trong môn tiếng Anh, sự đồng hành của phụ huynh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. “Phụ huynh đa phần có cái nhìn rất cởi mở về môn tiếng Anh. Ngoài việc học ở trường, nhiều phụ huynh còn tạo ra môi trường học tiếng Anh cho con ngay tại nhà. Nhiều phụ huynh còn đầu tư cho con học thêm ở các trung tâm Anh ngữ… Tất cả những yếu tố đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở bậc tiểu học”, cô Chinh nhìn nhận.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)