Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vì sao TP.HCM có kết quả thi tiếng Anh cao nhất?: Xã hội hóa giúp nâng cao năng lực HS

Tạp Chí Giáo Dục

Nhìn nhn v s thành công trong môn tiếng Anh ca TP.HCM các năm qua, nhiu nhà giáo cho rng trưc hết đến t s mnh dn, tm nhìn chiến lưc mà TP đã đi trưc cc t 20 năm trưc. Kế đó là mt đưc ca công tác xã hi hóa tiếng Anh.

Hc sinh tiu hc ti TP.HCM trong gi hc tiếng Anh. Ảnh: N.Trinh

Trao đổi với chúng tôi, ThS. Nguyễn Hồ Thụy Anh (nguyên Chuyên viên bộ môn tiếng Anh Sở GD-ĐT TP.HCM) vẫn chưa thể quên được câu chuyện cách đây 20 năm (từ những năm 1999), TP.HCM là địa phương tiên phong trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1 với chương trình tiếng Anh tăng cường. “Ngày đó, khi mà ngành giáo dục cả nước mới đang xây dựng kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh ở bậc THCS thì TP.HCM đã dám nghĩ đến việc dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1 bằng một tầm nhìn xa chiến lược. Những năm đầu, nguồn giáo viên tiếng Anh tăng cường được TP tuyển từ Hội đồng Anh. Thế nhưng, để được đứng lớp làm giáo viên dạy tiếng Anh tăng cường, mỗi giáo viên phải trải qua 3 vòng tuyển chọn rất gắt gao, đó là thi viết, thi phát âm và thi mặt đối mặt. Vì thế, chất lượng dạy tiếng Anh tăng cường ngay từ những ngày đầu cực kỳ đạt hiệu quả”, ThS. Thụy Anh nhớ lại.

“Chính áp lc cnh tranh vi trưng dân lp, trưng mang yếu t nưc ngoài là mt trong nhng nguyên nhân khiến các trưng công lp phi t đi mi trong vic dy hc nói chung và nâng cht lưng tiếng Anh nói riêng”, cô Nguyn Đoan Trang (Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Du, Q.1) nói.

Với chương trình tiếng Anh tăng cường, ThS. Thụy Anh cho rằng đây là một điểm sáng nhất trong việc dạy tiếng Anh của TP.HCM. Kế tiếp, chương trình tiếng Anh đề án được Sở GD-ĐT xây dựng theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, chương trình này được miễn phí hoàn toàn nên cũng là một kênh để học sinh TP được rèn giũa khả năng tiếng Anh. Một điểm sáng nữa của môn tiếng Anh, theo ThS. Thụy Anh là chương trình tiếng Anh tích hợp. Đây là kênh được TP.HCM xây dựng để đáp ứng nhu cầu cao hơn của phụ huynh, học sinh. Theo đó, học sinh tham gia chương trình này được học hoàn toàn với giáo viên người nước ngoài 8 tiết/tuần.

Ngoài 3 chương trình trên, điều mà ThS. Thụy Anh tâm đắc và đánh giá cao đối với môn tiếng Anh, đó là việc xã hội hóa tiếng Anh. “Hiếm có TP nào mà cả xã hội cùng chung tay và góp sức xây dựng phong trào học tiếng Anh. Từ các trung tâm Anh ngữ đắt đỏ đến bình dân, từ các chương trình phần mềm học tiếng Anh…, nhà trường được chủ động xây dựng chương trình, trang bị phần mềm nào cho phù hợp với đơn vị, đối tượng học sinh trường mình. Nhiều trường chủ động mời giáo viên nước ngoài về giảng dạy, kinh phí chủ yếu trích từ nguồn xã hội hóa của nhà trường. Còn gia đình học sinh được lựa chọn trung tâm ngoại ngữ phù hợp với túi tiền của mình, sức học của con em mình…”, ThS. Thụy Anh chia sẻ.

Ở góc độ quản lý trường học, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) cho rằng chính áp lực cạnh tranh với trường dân lập, trường mang yếu tố nước ngoài là một trong những nguyên nhân khiến các trường công lập phải tự đổi mới trong việc dạy học nói chung và nâng chất lượng tiếng Anh nói riêng. “Trong cùng địa bàn quận/huyện, hiện tại các trường đã gần như không thua kém nhau về cơ sở vật chất. Điều để các trường thi đua với nhau chủ yếu là chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, trong bối cảnh các trường dân lập, trường mang yếu tố nước ngoài học nhẹ nhàng, chú trọng tiếng Anh hơn, nếu các trường công lập không lấy môn tiếng Anh làm điểm nhấn thì khó để giữ chân học sinh được”, cô Đoan Trang phân tích.

Cô Đoan Trang cho biết thêm, năm học trước Trường THCS Nguyễn Du đã mạnh dạn nhận 2 sinh viên thực tập của ĐH Monash (Úc) để làm mới bộ môn tiếng Anh và tăng cường khả năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh trong trường. Năm học này, nhà trường dự kiến tiếp tục tăng cường tiếng Anh giao tiếp cho học sinh các lớp thường.

Chú trng phát trin năng lc hc sinh thi hi nhp

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhận định, nhiều năm qua TP.HCM đạt kết quả cao trong môn tiếng Anh ở kỳ thi THPT quốc gia một phần thành công đến từ các trung tâm ngoại ngữ. Hiện toàn TP có trên 700 trung tâm ngoại ngữ, đã mở ra môi trường, điều kiện để các em học sinh nâng cao khả năng tiếng Anh bên ngoài trường học. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, là nguồn cung giáo viên bản ngữ rất lớn cho ngành giáo dục TP.

Song song với đó, theo ông Hiếu, TP.HCM đã có sự quan tâm, đầu tư lớn trong việc xây dựng chất lượng giáo dục theo mục tiêu đổi mới, chú trọng phát triển năng lực cần thiết cho học sinh thời kỳ toàn cầu hóa. Đồng thời, TP đã có những chính sách riêng trong đào tạo đội ngũ giáo viên, dùng chính ngân sách Nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế.

Hiệu trưởng một trường THCS có tiếng tại TP.HCM cũng chia sẻ rằng hiện nay áp lực cạnh tranh với các trường dân lập, trường mang yếu tố nước ngoài của các trường công lập là rất lớn. “Nhiều năm trước, cứ mỗi năm nhà trường có khoảng 20-30 học sinh xin chuyển ra ngoài học trường dân lập, trường quốc tế theo yêu cầu phát triển sâu hơn về năng lực tiếng Anh của gia đình. Bây giờ, những yêu cầu về tiếng Anh của phụ huynh và học sinh rất khác. Theo đó, phụ huynh và học sinh có những đòi hỏi cao hơn. Vì vậy, có thể cơ sở vật chất trường tốt, chất lượng dạy học các bộ môn đều tốt nhưng nếu tiếng Anh… yếu, không đổi mới thì trường cũng khó lòng giữ học sinh ở lại”, vị hiệu trưởng bày tỏ.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)