Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Vì sao TP.HCM muốn chọn tiếng Anh làm môn thi tuyển sinh vào lớp 10?

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM nhiu ln khng đnh mun đưc ch đng chn môn tiếng Anh làm môn thi tuyn sinh vào lp 10.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, việc chọn tiếng Anh là môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là phù hợp với chủ trương đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nêu quan điểm, việc được chủ động lựa chọn môn thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là môn tiếng Anh sẽ giúp TP thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đặc thù của TP, đặc biệt phù hợp với việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học theo yêu cầu Kết luận số 91 của Bộ Chính trị.

Phù hp đnh hưng đưa tiếng Anh tr thành ngôn ng th 2

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, nhiều năm nay TP.HCM đã ổn định kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 với 3 môn thi toán, ngữ văn và tiếng Anh, được phụ huynh học sinh và xã hội đồng thuận cao. Việc chọn môn tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 được Sở GD-ĐT TP đánh giá ở nhiều phương diện, không chỉ là một môn học trong chương trình GDPT mà còn phù hợp với đặc thù của một TP lớn nhất cả nước trước yêu cầu về hội nhập quốc tế cao.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP nhấn mạnh, đối với TP.HCM việc chọn tiếng Anh làm môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trong nhiều năm nay còn nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đặc thù của TP về triển khai dạy học ngoại ngữ cho học sinh phổ thông TP theo quyết định của UBND TP, thực tế đã mang lại hiệu quả cao cho việc dạy và học tiếng Anh tại các nhà trường.

Từ năm 2014, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đã được TP.HCM tiên phong đổi mới tiếp cận dần theo hướng đánh giá năng lực học sinh thông qua việc đưa các vấn đề thực tiễn cuộc sống vào đề thi. Không chỉ dừng ở 3 môn thi tuyển sinh, điều chỉnh này đã tác động đến việc dạy học và kiểm tra đánh giá của các nhà trường và giáo viên ở tất cả các môn học trong chương trình. Bởi để học sinh có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đề thi thì các em phải có kiến thức nền tảng và những hiểu biết thực tiễn. Học sinh không thể học lệch, học tủ mà đòi hỏi học phải đi đôi với hành, học phải gắn kiến thức với giải quyết vấn đề cuộc sống.

Ông Hiếu đánh giá, chính việc đổi mới kỳ thi theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực học sinh từ sớm đã trở thành thuận lợi cho TP.HCM khi triển khai Chương trình GDPT 2018 cũng như chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018. Thầy cô và học sinh đã có sẵn nền tảng, sẵn sàng tiếp cận kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới.

Đặc biệt, hiện nay, thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12-8-2024 của Bộ Chính trị về yêu cầu “tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học”, TP.HCM đã được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ là địa phương tiên phong đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. UBND TP.HCM cũng đã yêu cầu ngành giáo dục nghiên cứu từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

“Do đó, nếu tiếng Anh là môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng sẽ rất phù hợp với định hướng. TP.HCM mong muốn được chủ động lựa chọn môn thi thứ 3 là môn tiếng Anh cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 và các năm tiếp theo” – ông Nguyễn Văn Hiếu nêu.

n đnh k thi

Năm 2025 là năm đầu tiên tuyển sinh vào lớp 10 theo Chương trình GDPT 2018. Theo dự thảo về quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT về phương án thi lớp 10, đối với việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thì kỳ thi sẽ diễn ra với hai môn toán, văn và một môn thứ 3 phải được thay đổi qua các năm nhằm hướng đến giáo dục toàn diện. Môn này sẽ được công bố trước ngày 31-3 hàng năm.

Bộ GD-ĐT cho rằng, việc thay đổi các môn thi luân phiên theo hàng năm sẽ hạn chế được tình trạng học tủ, học lệch của học sinh như hiện nay, đáp ứng được đúng mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

Tại TP.HCM, từ đầu tháng 10-2024, Sở GD-ĐT TP đã công bố 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 là văn, toán và tiếng Anh, đồng thời công bố đề minh họa ở các môn. Đến thời điểm này, công tác dạy và học ở các nhà trường đều ổn định do đã có định hướng sớm.

Căn cứ vào đặc thù của TP.HCM, các nhà trường đều bày tỏ mong muốn tiếng Anh sẽ được lựa chọn làm môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 theo Chương trình GDPT 2018. Điều này được đánh giá không chỉ giúp ổn định kỳ thi cho học sinh, nhà trường, nhất là khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 với nhiều điểm mới mà còn phù hợp với mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2.

Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Tân Bình cho biết, 100% giáo viên của trường đều đồng thuận với việc chọn tiếng Anh là môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Theo ông, không phải chỉ khi là môn thi thì học sinh mới học và thầy cô mới dạy tốt nhưng việc thi môn tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh 10 sẽ khuyến khích và tác động việc dạy và học trong trường. Đồng thời tác động đến việc thầy cô, cán bộ quản lý phải nâng cao năng lực, trình độ tiếng Anh; phụ huynh có sự quan tâm hơn…

“Những điều này hỗ trợ rất hiệu quả chủ trương đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học”.

Theo cô Nguyễn Đoan Trang – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), trong Kết luận số 91 của Bộ Chính trị với chủ trương đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Tại TP.HCM, các chương trình, đề án của TP cũng hướng tới việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh TP, đáp ứng theo yêu cầu của một TP hội nhập.

Nhiều năm nay, TP.HCM luôn coi tiếng Anh là nền tảng giúp học sinh TP có lợi thế cạnh tranh để hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực TP và cả nước. Vì thế tiếng Anh được đưa vào nhà trường hết sức đa dạng, phong phú thông qua nhiều mô hình, giải pháp, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.

“Tiếng Anh là môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh 10 là hết sức phù hợp, cần thiết và mang hiệu quả lâu dài chứ không chỉ dừng ở việc hạn chế học sinh học lệch, học tủ. Không chỉ phù hợp với chủ trương chung, đặc thù của TP mà còn có lợi cho học sinh…” – cô Trang phân tích.

Riêng việc học tủ, học lệch, theo cô Trang, Chương trình GDPT 2018 hướng tới phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học thông qua môn học và hoạt động trải nghiệm. Cách dạy và kiểm tra đánh giá của nhà trường theo Chương trình GDPT 2018 đã phần nào khắc phục được tình trạng học tủ, học lệch…

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)