Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vì sao trường nghề vắng học sinh: Phân luồng học sinh còn bỏ ngỏ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

amoon 11.5606 Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Học sinh Trường Cao đẳng Nghề trong giờ thực hành Việc phân luồng học sinh của chúng ta hiện nay chưa được định hướng cụ thể. Ngay cả các thầy cô cũng chưa nắm bắt hay chưa có tài liệu, chỉ đạo nào từ việc hướng nghiệp mà nếu có thì do các trường làm mang tính tự phát.

Nhà trường thiếu định hướng

Mỗi năm cả nước có khoảng 200 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường, nhưng chỉ có khoảng 70 ngàn sinh viên ra trường làm việc đúng nghề, số còn lại làm trái ngành nghề đào tạo hoặc ở nhà “chờ thời”. Mặt khác ai cũng hiểu rằng giáo dục đào tạo phải theo hình chóp, càng lên cao đầu vào càng được chọn lọc, thu hẹp, giới hạn để đào tạo được chuyên sâu.Và yêu cầu về nguồn nhân lực có mặt bằng kiến thức phổ thông, lành nghề trở thành yêu cầu hết sức quan trọng hiện nay. Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động – Thương binh – Xã hội TP.HCM cho biết: “Hiện nay, việc phân luồng học sinh của chúng ta còn bó hẹp, phần lớn học sinh chưa nhận thức được về nghề. Nên các em chỉ còn biết học lên cao nhưng  chưa xác định học để làm gì”. Nhiều học sinh do sức ép học hành của gia đình nên đã theo học những ngành nghề gia đình thích chứ chưa theo học những gì xã hội cần. Mặt khác tâm lý trọng bằng cấp còn đè nặng lên tư tưởng phần lớn học sinh hiện nay. 

Đã có một thời gian, ngành giáo dục thực hiện phân luồng học sinh bằng hình thức phân ban. Nhưng mấy năm sau kế hoạch phân ban không khả thi. Bởi cho dù được phân ban nhưng các em vẫn còn rất mơ hồ không biết chọn ngành nghề nào cho phù hợp với mình, với nhu cầu nguồn lao động ngoài xã hội. Mặt khác, công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp ở hầu hết các trường trung học từ trước đến nay không theo một chuẩn nào. Các trường chỉ biết khuyến khích các em nên chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, khả năng, kinh tế của gia đình. Em Nguyễn Lan Tú, cựu học sinh Trường THPT Long Trường (Q.9) phân trần: “Em rất thích may thiết kế thời trang, thế nhưng em lại không biết mình cần trang bị những gì. Học hết THPT, khi tìm hiểu mới biết nghề này có thể học từ khi tốt nghiệp THCS. Em cũng không biết học thiết kế thời trang ở đâu, người thiết kế cần những tố chất gì”. 

Nhiều trường hiện nay muốn thông tin cho học sinh của mình biết về nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn thì các trường không được ai cung cấp, nếu có thì chung chung, đại khái thậm chí còn sai cả về số liệu. Vì vậy, mà sau khi tốt nghiệp THPT có đến 80% các em làm đơn thi vào đại học, cao đẳng. Năm 2007- 2008 TP.HCM có 48.825 học sinh tốt nghiệp hệ THPT và hệ GDTX thì số em làm đơn đăng ký dự thi vào trường đại học, cao đẳng lên đến gần 80% số học sinh tốt nghiệp, chỉ một số học sinh lâm vào đường cùng mới vào các trường trung học chuyên nghiệp hay các trường dạy nghề. Và đến 1/3 số còn lại vẫn tiếp tục “giùi mài kinh sử” chờ “vận may” ở những mùa thi năm sau. Và đến khi thi bị rớt nhiều các em mới nhận thức được về việc học nghề. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh cần phải được định hướng nghề nghiệp, được đào tạo phù hợp với khả năng, nguyện vọng đồng thời phải phù hợp với nguồn lao động xã hội. Thực tế việc phân luồng định hướng chọn nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT hiện nay chưa được thực hiện tốt.

Phải phân luồng ngay trong trường phổ thông

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành quả quyết: “Hiện nay, việc phân luồng học sinh ngay từ phổ thông không phải bàn cãi gì nữa. Điều chúng ta cần bàn là nên phân luồng học sinh từ cấp học nào”. Vấn đề này theo khảo sát của chúng tôi với một số nhà giáo, nhà quản lý và các thầy cô hiện đang công tác thì chia thành hai luồng ý kiến. Nhiều thầy cô cho rằng nên phân luồng ngay từ bậc THCS, chứ không để lên THPT mới bắt đầu phân luồng. Vì phân luồng sau THPT để học sinh tiếp tục vào các trường THCN hay các trường nghề thì quá lãng phí bởi hai loại hình đào tạo này đều có dạy văn hóa tương đương với THPT. Cũng có ý kiến cho rằng, việc phân luồng ở cả hai bậc THCS và THPT là có hiệu quả hơn cả bởi rất nhiều chương trình đào tạo nghề yêu cầu phải tốt nghiệp THPT. Nhưng dù phân luồng ở bậc nào đi nữa thì việc phải đào tạo liên thông giữa các hình thức đào tạo, để người học luôn được học nâng cao kiến thức và lấy học vị cao hơn. Song song đó phải tổ chức hướng nghiệp cho các em. Để giải tỏa những băn khoăn về nghề nghiệp, để trao đổi cung cấp thông tin, giúp các em định hướng được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, sở thích. Điều này đòi hỏi phải xây dựng và củng cố hệ thống các trung tâm tư vấn giáo dục và hướng nghiệp ở các trường phổ thông. Xây dựng cổng thông tin về thị trường lao động, từ đó học sinh nắm thông tin và chọn cho mình hướng đi phù hợp.

Thầy Nguyễn Trần Nghĩa nhấn mạnh: “Phải xem phân luồng học sinh là một yêu cầu tất yếu trong phát triển hệ thống giáo dục đào tạo cũng như việc định hướng phát triển nguồn nhân lực. Nhưng phải phân luồng làm sao để đảm bảo cơ cấu lao động hợp lý là cả một quá trình”.

n Mạnh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)