Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Việc cần làm trong quy trình quản lý HS tại trường

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân dp đu năm hc mi có th cn cái nhìn cn cnh v các bin pháp trong quy trình qun lý hc sinh (HS) trong bui hc ti các nhà trưng hin nay đ thy rõ hơn trách nhim và nhn đưc s thông hiu ca ph huynh (PH) HS và toàn xã hi.

Đón nhn tr mu giáo ti mt trưng mm nonẢnh: I.T

Hàng ngày khi đến trường HS có một khoảng thời gian được (hay bị) cách ly hoàn toàn với bên ngoài trong cả buổi hoặc ngày học. Tất cả mọi điều liên quan đến HS từ việc hiện diện tại lớp, đến các hoạt động học tập, vui chơi, ăn ngủ (nếu có), ra về đều phải được quản lý chặt chẽ. Việc quản lý tốt HS trong nhà trường là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và biện pháp duy trì nề nếp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Để thực hiện tốt, căn bản là cần có sự phối hợp cực kỳ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để đảm bảo một cách tốt nhất khi HS đến trường và ra về đến nhà thật sự an toàn để an tâm cho tất cả mọi người.

Nhà trường nào cũng có nội quy để HS và PH căn cứ vào đó để thực hiện nề nếp và các bộ phận liên quan thực hiện một cách nhịp nhàng theo một khuôn mẫu được xem là “pháp luật”, bắt buộc và mọi người từ cán bộ, giáo viên (GV), công nhân viên, PH và HS nhất thiết phải thi hành theo nhận thức là “Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ”. Cụ thể quy trình là:

PH đương nhiên phải dành thời gian nhất định liên hệ chặt chẽ với GV chủ nhiệm trong việc giáo dục HS, nắm chắc về tình hình học tập và hoạt động của con em tại trường. Tuy nhiên hàng ngày, dù là HS trung học, PH rất cần thực hiện tốt việc cho hoặc đưa con em đến trường đúng thời gian quy định (thường là trước khoảng 15 phút), do trước giờ bắt đầu tiết học thứ nhất, nhà trường phải thực hiện các thủ tục cần thiết như kiểm diện, kiểm tra tác phong, truy bài… Nếu trong ngày học, HS phải nghỉ học vì bất cứ lý do gì, PH phải có đơn xin phép hoặc tối thiểu phải có thông tin đến nhà trường trước ngày và trễ nhất là phải trước buổi học. Nhiều PH cho con nghỉ học nhưng rất lơ là chuyện xin phép, đây không phải là “hành” là “chính” mà là trách nhiệm của PH để cho nhà trường biết đích xác là con em mình không đến trường vì lý do chính đáng, được gia đình chấp nhận chứ không thể “tự nhiên” không đến lớp, nếu không ngoài các lý do tai nạn trên đường, bỏ học đi chơi (nếu vậy thì càng rối, vì nếu cả PH và nhà trường đều không biết thì ai quản lý các em trong thời gian này khi có thể xảy ra bất trắc bất kỳ lúc nào?). Ngoài ra khi HS không may bị bệnh (nhẹ) PH cũng phải thông báo kịp thời cho GV như các biểu hiện các em gặp phải hay giờ uống thuốc… để GV có thể nhắc nhở các em đúng lúc.

Khi HS đến trường, người đầu tiên phải có trách nhiệm là bảo vệ (vì đây là “bảo vệ” – hiểu theo nghĩa là “Người phụ trách giữ gìn an toàn cho cơ quan”). Bảo vệ phải có trách nhiệm không để HS khi đã vào trường tự ý ra ngoài khi chưa được nhà trường cho phép. Nếu có HS cần ra ngoài cổng trường phải được bảo vệ ghi nhận giờ giấc đi, về, lý do… Thường các trường đều có phân công các lớp trực ban hàng ngày, HS của lớp này có trách nhiệm ghi nhận diễn biến ra vào trường của các bạn và thông báo ngay tình hình cho bộ phận trách nhiệm khi chuẩn bị bắt đầu tiết học thứ nhất. Đây là khâu bảo đảm an toàn đầu tiên cho HS và an tâm nhất cho PH khi con đã vào trường.

GV chủ nhiệm là người giữ vai trò chủ chốt của truờng làm công tác giáo dục và tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của HS, nên phải là người nắm được sĩ số HS lớp mình phụ trách trước buổi học và khi phát hiện HS vắng không phép, phải trực tiếp liên hệ ngay với gia đình HS trong thời gian đầu tiết học thứ nhất (có thể do giám thị thực hiện nếu trường có biên chế này nhưng phải thông tin rõ ràng, kịp lúc cho GV chủ nhiệm). Thậm chí nếu không liên lạc được, nhà trường phải cử người đến nhà HS ngay để tìm hiểu lý do. Điều này có thể thấy phức tạp nhưng với số HS nghỉ học không phép thường có số lượng “không đáng kể” – nhưng các “đối tượng” này rất “đáng quan tâm” – và việc liên hệ này sẽ đạt được kết quả lớn trong việc tạo sự an tâm cho PH, an toàn cho HS và an bình cho nhà trường.

GV bộ môn ở các lớp cấp trung học, do đặc thù là môn học thay đổi theo từng tiết nên GV từng tiết cũng thay đổi theo. Vậy mỗi GV vào đầu tiết dạy GV thường có bước kiểm diện đầu giờ (theo 5 bước lên lớp). Hiện nay, do chủ quan, một số GV bỏ qua bước này (xem là thừa), do đa số ở các trường học (nhất là ở các đô thị), HS muốn trốn học gần như là điều không thể, nhưng trên thực tế trong thời gian chuyển tiết hoặc ra chơi, HS vẫn có khả năng gặp sự cố ngoài ý muốn ở một góc khuất nào đó trong khuôn viên nhà trường (thậm chí là nhà vệ sinh). Nếu vào tiết học kế tiếp bỗng nhiên thiếu 1 em thì GV bộ môn phải có ngay các biện pháp. Việc phát hiện HS gặp tai nạn thương tích thì các biện pháp sơ cứu cấp kịp thời là vô cùng cần thiết để giúp HS vượt qua khó khăn, sợ hãi. Hạn hữu hơn trong trường hợp phát hiện HS “trốn học” thì phải liên hệ ngay với gia đình để có các hình thức phối hợp.

Các đoàn thể (Đoàn, Đội) trong nhà trường luôn có kế hoạch đề ra các hoạt động cho thời gian ngoài giờ lên lớp cho HS trong nhà trường trong suốt thời gian học phù hợp tình hình thực tế. Các hoạt động này ngoài việc hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho HS còn giúp các em trong thời gian không lên lớp (như ra chơi) tránh các trò chơi có thể gây thương tích hoặc tạo mâu thuẫn không đáng có. Đây cũng là một biện pháp vừa giáo dục vừa bảo đảm an toàn cho HS trong nhà trường.

Ban giám hiệu cũng càng không thể không quan tâm đến sĩ số HS trong từng ngày học. Là người có trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo yêu cầu hoạt động giáo dục trong đó phải có sự quản lý tốt HS trong nhà trường. Ban giám hiệu phải nhận được cập nhật số HS đến trường ngay từ tiết học đầu tiên và có các biện pháp phân công các bộ phận liên quan “truy tìm” những HS vắng mặt không lý do (không phép) ngay từ những giờ phút đầu tiên, không chỉ là hành chính “chấm công duy trì sĩ số” mà là một trong những giải pháp quan trọng để bảo đảm tính an toàn tuyệt đối cho HS trong suốt ngày học diễn ra một cách tốt đẹp và cũng là thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của nhà trường.

Ngoài ra hiện nay phần lớn các trường được xây nhiều tầng, nên các trường cũng luôn chú ý phân công GV “canh gác” đến các cầu thang, đây là “khu vực nguy hiểm” có khả năng gây nên thương tích cho HS.

Các việc làm trên nhìn tổng quan thấy nhiều tầng nấc, nhưng thật ra đây là trách nhiệm đơn giản, do có sự tham gia của nhiều bộ phận liên quan, mỗi người một việc và thực hiện thành nề nếp thì chắc rằng các sự cố đáng tiếc sẽ rất khó xảy ra – do sẽ nhận thấy ngay sự vắng mặt tại lớp của HS và theo quy trình sẽ nhanh chóng phát hiện. Làm tốt việc quản lý HS tại trường thì thật sự “người lớn” mới làm hết trách nhiệm của mình và sẽ luôn tự tin rằng mình sẽ “không phạm lỗi” như sự vụ vừa qua và trong mắt HS bao giờ “mỗi ngày đến trường cũng là một ngày vui”.

Trn Đăng Huy
(GV Q.Ninh Kiu – TP.Cn Thơ)

 

Bình luận (0)