Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Việc nhiều, sao vẫn thất nghiệp?

Tạp Chí Giáo Dục

Hc ngành ngh nào ra trưng không tht nghip? Làm thế nào đ ra trưng có đưc mt công vic đúng chuyên ngành đã hc, trong khi doanh nghip luôn đòi hi phi có kinh nghim?… Đó là nhng băn khoăn ln nht ca hc sinh trong quá trình la chn ngành ngh.

Hc sinh Trưng THPT Tây Thnh (TP.HCM) đt câu hi cho các chuyên gia trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11

Đặc biệt, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi sự cạnh tranh trong công việc không chỉ giữa con người với nhau mà còn với robot thì vấn đề việc làm càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

Tht nghip không nm ngành hc

Đây là khẳng định được ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) đưa ra trước câu hỏi của nhiều học sinh “học ngành nào để không thất nghiệp” trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức.

Theo ông Tuấn, ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều có những nguy cơ thất nghiệp và những cơ hội việc làm như nhau. Trong khi đó, việc làm trong xã hội là không thiếu, thậm chí có những ngành nghề rất khan hiếm nguồn nhân lực. “Có việc làm hay không không phải do cách các em lựa chọn ngành học, trường học mà phụ thuộc chủ yếu vào cách các em học ngành nghề đó. Nếu học chỉ để có bằng cấp thì dù có chuyên môn giỏi các em cũng khó có được một công việc tốt”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Để có thể có được một công việc tốt, lương cao, lời khuyên được ông Tuấn đưa ra cho học sinh là: Học phải ra học. Đừng lựa chọn ngành nghề theo kiểu a dua, số đông, phong trào mà hãy căn cứ vào năng lực, vào sở thích và tài chính của gia đình. Chính các em mới phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của mình chứ không phải bạn bè hay người thân chịu trách nhiệm. Do vậy, các em phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề cho mình.

Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, một công việc tốt không đồng nghĩa với việc phải học ở bậc cao. “Ở nhiều ngành nghề, để làm được công việc thì đòi hỏi các em phải có trình độ ĐH hay ít ra là CĐ như giáo viên, bác sĩ, kỹ sư. Nhưng có những ngành nghề thì các em chỉ cần học CĐ hay TC là đã có thể ra làm việc được. Học ĐH, CĐ hay thậm chí TCCN, học nghề cũng được, miễn sao các em cảm thấy phù hợp với năng lực của mình. Và hãy hết mình, say mê với lựa chọn đó. Thực tế cho thấy có những người dù học nghề hay TCCN nhưng họ đã rất thành công, có chỗ đứng trong xã hội hơn rất nhiều người học ĐH”, ông Tuấn nhắn nhủ.

Chưa đi làm thì ly kinh nghim đâu?

Trước băn khoăn của các em học sinh về việc nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm khi mới ra trường. Vậy làm thế nào để có kinh nghiệm làm việc trong khi còn đang đi học? ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) cho rằng không phải đợi đến khi lên ĐH mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, các em vẫn có thể tự “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần. “Đó không phải là chuyên môn vững, điều mà nhà tuyển dụng cần nhất là kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, cách tạo ra giá trị xã hội… Những điều này nhà trường không dạy các em mà phải tự các em trang bị cho chính mình”, ThS. Nguyên cho hay.

ThS. Nguyên cho biết thêm: “Trong trường phổ thông có rất nhiều câu lạc bộ, đội nhóm… Ở đó không chỉ cho các em kiến thức môn học, năng khiếu, những hình dung ban đầu về ngành nghề mà còn trang bị cho các em nhiều kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp; tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn… Vì vậy đừng ngại ngần tham gia các hoạt động trong trường, bởi các em sẽ được lợi rất nhiều”.

Bên cạnh đó, theo ThS. Nguyên, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có trách nhiệm với cộng đồng. Bởi chỉ khi có trách nhiệm với cộng đồng thì mới có trách nhiệm với bản thân, với công việc và tạo ra được những giá trị cộng đồng. Do đó, các em hãy chủ động hòa mình vào những công việc thiện nguyện để tìm ra giá trị bản thân và cống hiến cho xã hội. Đây chính là cách các em xây dựng cho bản thân những giá trị đẹp đẽ mà không trường lớp nào dạy được.

ThS. Nguyn Đình Đương (Phó ban Tuyn sinh, Trưng ĐH Công ngh TP.HCM) tư vn cho hc sinh Trưng THPT Trưng Chinh (TP.HCM)

Đồng quan điểm, ThS. Nguyễn Đình Đương (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) bổ sung rằng để “gây ấn tượng” cho nhà tuyển dụng thì khả năng ngoại ngữ và tin học đóng vai trò cực kỳ quan trọng. “Trong thời đại 4.0, kết nối toàn cầu, ở bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi các em phải có ngoại ngữ và tin học để học tập, nâng cao trình độ và hiểu thế giới nói gì. Không bao giờ là muộn để các em trang bị vốn tiếng Anh và tin học cho chính mình”, ThS. Đương nhấn mạnh.

Cnh tranh công vic vi robot

Cảnh báo này được ông Trần Anh Tuấn đưa ra cho học sinh trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng phát triển. “Robot sẽ thay thế những công việc giản đơn, lặp đi lặp lại. Thế nhưng, robot sẽ không thay thế được những công việc mang tính tư duy, sáng tạo của con người. Do đó, nếu các em không chịu tư duy, trang bị cho mình các kỹ năng, làm mới chính mình để phát triển công việc thì việc bị thay thế chỉ là vấn đề thời gian”, ông Tuấn khẳng định.

Không chỉ cạnh tranh với robot, theo ông Tuấn, mọi công việc hiện tại và tương lai đều sẽ có sự cạnh tranh với những lao động chất lượng cao trên thế giới. “Rất nhiều người nước ngoài với khả năng ngoại ngữ và tin học đã sang Việt Nam làm việc và ngược lại. Thất nghiệp là do thừa nguồn nhân lực kém chất lượng chứ không phải không có việc làm. Các em hãy tạo dựng cho mình những giá trị nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ ý thức cho đến chuyên môn để có một công việc tốt”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)