Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Viêm xoang ở trẻ tuổi mầm non, chớ xem thường!

Tạp Chí Giáo Dục

Viêm xoang ở trẻ tuổi mầm non, chớ xem thường! - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Viêm xoang ở trẻ tuổi mầm non, chớ xem thường! Audio

Tr em đ tui mm non rt d b viêm xoang do hin tưng viêm nhim vi sinh vt (vi khun, virus) ngưc dòng t hng, mũi, phế qun… đi lên. Triu chng ca viêm xoang tr em khó chn đoán hơn rt nhiu so vi viêm xoang ngưi ln nên các bc ph huynh ch xem thưng!

Bác sĩ đang thăm khám cho trẻ bị viêm xoang

Tr d b viêm xoang

Theo BS Nguyễn Văn Tiến – nguyên Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện 175 TP.HCM thì, các xoang có mối liên hệ mật thiết với nhau nên trẻ thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời nhưng những xoang khác được tạo thành dần: xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7-8 tuổi. Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác. Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học đường. Viêm xoang thì có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó căn nguyên viêm xoang do vi khuẩn đóng một vai trò đáng kể. Hệ vi khuẩn thuộc đường hô hấp trên và hô hấp dưới rất phong phú, đa dạng. Những vi khuẩn này bình thường không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như: sức đề kháng của trẻ bị suy giảm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó như cúm, sởi, viêm mũi… hoặc trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng… thì các vi khuẩn này trở nên hoạt động, gây bệnh.

Chẩn đoán viêm xoang mũi ở trẻ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng khi thăm khám. Sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần (viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo dài trung bình 5-7 ngày là hết), trẻ vẫn còn sốt nhẹ, người mệt mỏi, xì mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi. Trẻ thường xuyên có cảm giác chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là ban đêm khi ngủ. Hơi thở hôi và dễ nôn ọe.

Trẻ bú không được dài hơi như khi đang khỏe do tắc mũi. Trẻ hay quấy khóc, thở ngáy, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kèm theo hốc mắt có quầng thâm. Trẻ lớn hơn hay phàn nàn bị đau đầu nặng mặt, dễ buồn ngủ. Khám bệnh thấy tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh.

Tùy theo thời gian diễn biến bệnh, viêm mũi xoang ở trẻ em chia thành ba thể đó là: Viêm xoang cấp tính: thời gian bệnh kéo dài dưới 4 tuần; Viêm xoang bán cấp: bệnh kéo dài từ 4-8 tuần; Viêm xoang mạn tính: kéo dài ít nhất từ 8-12 tuần dù có được điều trị.

Bệnh viêm xoang ở trẻ em mạn tính: các triệu chứng bệnh kéo dài tuy nhiên mức độ rầm rộ ít hơn. Trẻ bị sốt nhẹ từng đợt, ho kéo dài, khàn tiếng, đau tai, ù tai, ngạt mũi, sổ mũi, mũi mất khả năng ngửi mùi…

Cn điu tr đúng cách

Khi nghi trẻ bị viêm xoang, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết. Ngoài các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt trẻ để xác định điểm đau, sưng tấy… thì khi cần thiết, bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Bác sĩ cũng có thể chụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang. Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương pháp chụp X-quang thông thường.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị viêm đường hô hấp

Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng có thể gây nên một số biến chứng rất nguy hiểm như đau nhức đầu, luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng, viêm mắt làm cho trẻ sụp mi. Khi thấy trẻ có dấu hiệu đau đầu, ngạt mũi… cha mẹ không nên chủ quan, mà cần đưa trẻ tới bác sĩ. Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu trên kèm theo các biểu hiện về mắt như sưng mắt, thâm quầng, đau hốc mắt và giảm thị lực thì nên đi khám ngay.

Để phòng bệnh viêm xoang ở trẻ, cha mẹ cần phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng việc mặc ấm cho trẻ vào ngày lạnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị viêm đường hô hấp, bị cảm, tránh xa khói thuốc lá và những tác nhân gây bộc phát dị ứng nếu trẻ có cơ địa dị ứng. Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với người ốm. Vệ sinh mũi mỗi ngày cho trẻ bằng nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý.

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế nuôi súc vật trong nhà, hạn chế sử dụng máy lạnh. Tránh để trẻ hít thở không khí khô, có thể dùng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí nơi trẻ sinh hoạt, học tập.

Khi ra khỏi nhà, cho trẻ mang khẩu trang để giảm nguy cơ hít phải khói bụi và các chất gây ô nhiễm.

Trẻ em còn cần một chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường trái cây, rau xanh và tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi trẻ bị viêm xoang, tuyệt đối không dùng kháng sinh tùy tiện gây các biến chứng nguy hiểm.

Minh Châu

Bình luận (0)