Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Viện Đào tạo Quốc tế bị “tố” chèn ép, gây khó dễ cho SV.

Tạp Chí Giáo Dục

"Viện Đào tạo Quốc tế – ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội ép sinh viên phải kí vào một văn bản tự nguyện ủy quyền cho Viện làm hồ sơ chuyển tiếp du học…".

Đó là nội dung mà nhiều sinh viên năm cuối của Chương trình Cử nhân Quốc tế BTEC HND, Viện Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phản ánh đến báo điện tử Giáo dục Việt Nam trong thời gian qua.
Ép buộc sinh viên kí vào giấy ủy quyền tự nguyện?
Theo như nội dung trong đơn thư phản ánh: Đến thời điểm hiện tại, các sinh viên này sắp hoàn thành chương trình học tập tại Viện, và đang chuẩn bị hồ sơ chuyển tiếp đi du học năm cuối ở Anh quốc vào đợt tháng 01/2012 và đợt tháng 09/2012. Một số sinh viên đã tìm hiểu rất kỹ để chọn trường ở Anh quốc phù hợp với mình và đã liên hệ với các Tổ chức Tư vấn du học có uy tín và kinh nghiệm lâu năm để giúp làm hồ sơ du học và xin học bổng.
Webside của Viện Đào tạo Quốc tế (trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
Các sinh viên ở đây phản ánh: hiện nay một số sinh viên đã được các Trường ở Anh quốc nhận vào học và đã đóng tiền học phí trực tiếp sang Anh quốc cho các trường đã chọn. Tuy nhiên vào ngày 08/12/2011, ông Hoàng Văn Hoa, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế cùng một số giáo viên trong Viện đã tổ chức tập trung sinh viên lại và bắt ép ký vào văn bản với nội dung là: Ủy quyền cho Viện làm hồ sơ chuyển tiếp du học chứ không được làm qua các Tổ chức tư vấn du học bên ngoài?.
Cũng theo phản ánh, ông Hoàng Văn Hoa còn nói rằng : “Nếu không ký vào văn bản này, sinh viên nào làm hồ sơ du học ở Tổ chức tư vấn du học bên ngoài, Viện sẽ không cấp bảng điểm học tập tại Việt Nam hoặc sẽ cấp chậm lại để gây khó dễ việc hoàn thiện hồ sơ du học?”.
Trường không ép buộc sinh viên?
Theo điều tra, tìm hiểu của phóng viên, nếu các sinh viên nhập học muộn ở bên Anh quốc sẽ bị thiệt hại rất nhiều về vật chất và tinh thần, có thể mất tiền học bổng và học phí đã đóng trực tiếp sang trường ở Anh quốc. Trong khi trên thực tế, Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội chưa hề có kinh nghiệm và năng lực làm hồ sơ du học: “Chúng cháu trả tiền học phí để được đào tạo và được cấp bảng điểm, và chúng cháu có quyền chọn Tổ chức tư vấn du học có kinh nghiệm làm hồ sơ du học cho mình. Viện cũng không có quyền giữ bảng điểm của chúng cháu và Viện không có quyền ép chúng cháu phải làm hồ sơ du học qua Viện”, một sinh viên phản ánh.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc này và có những đánh giá khách quan nhất, sáng 9/11, Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Hoàng Văn Hoa, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân). Tại buổi làm việc, ông Hoa cho biết: Trường không tuyệt đối cấm các sinh viên làm hồ sơ du học tư vấn ở Tổ chức tư vấn du học bên ngoài. Tuy nhiên Viện khuyến khích các sinh viên nên làm hồ sơ tư vấn tại viện với một số lý do sau:
Thứ nhất: Viện là đơn vị chính thức đã được Bộ Giáo dục-Đào tạo giao cho việc tư vấn du học nên có thể giúp đỡ sinh viên một cách tốt nhất.
Thứ hai: Các sinh viên sau khi chuyển tiếp du học bên nước ngoài thì Viện cũng cần theo dõi quá trình học tập bên đó.
Thứ 3: Viện tổ chức làm hồ sơ tư vấn dụ học cho sinh viên là hoàn toàn miễn phí.
Ông Hoa cũng cho biết thêm: “Viện không có tình cấp bảng điểm chậm cho các sinh viên. Mục đích của việc làm hồ sơ tư vấn du học cho sinh viên là giúp đỡ  cho sinh viên trong suốt quá trình học tập cũng như việc chuyển tiếp du học sang nước ngoài”.
Trao đổi với phóng viên, bà Đào Lê Thanh, cán bộ Viện đào tạo Quốc tế cũng cho biết thêm: Những năm trước có tình trạng một số sinh viên nhờ các tổ chức tư vấn du học bên ngoài tư vấn nhưng gặp một số trục trặc trong quá trình chuyển tiếp du học. Vì vậy năm nay nhà trường được Bộ giao để hỗ trợ tư vấn du học cho sinh viên nhằm đảm bảo cho sinh viên được du học một cách tốt nhất.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Theo Nguyễn Tiến
(GDVN)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)