Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Viếng Thiếu Lâm Tự và thưởng thức “bún qua cầu” ở Trung Quốc

Tạp Chí Giáo Dục

Đến Trung Quc du lch, du khách không th nào b l vic đến viếng Thiếu Lâm T và thưng thc món đc sn “bún qua cu” có lch s hơn 100 năm Trung Quc.


Blogger du lch Đoan Trưng tp vài thế võ ti Thiếu Lâm T

Thiếu Lâm T – đa danh không th b qua!

Từ kinh nghiệm của mình, blogger du lịch Đoan Trường cho biết thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm Thiếu Lâm Tự là mùa xuân và mùa thu, khi thời tiết mát mẻ dễ chịu và lượng du khách không quá đông đúc.

Trung Quốc hiện có hơn chục ngôi chùa mang tên Thiếu Lâm. Nhưng Thiếu Lâm Tự nổi tiếng nhất và xuất hiện trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung là ngôi chùa nằm ở Tung Sơn, huyện Đăng Phong thuộc thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Cách thủ đô Bắc Kinh chừng 600km, chùa được xây dựng trong khu rừng trên núi thuộc dãy Tung Sơn. Với bề dày lịch sử hơn 1.500 năm, quần thể công trình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Chùa trải qua nhiều lần trùng tu, trở thành cổ tự lâu đời nhất tại Trung Quốc.

Danh tiếng của Thiếu Lâm Tự từng vang dội qua nhiều bộ truyện kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung và chuyển thể thành phim, say lòng biết bao thế hệ người xem Việt Nam. Blogger du lịch Đoan Trường là một trong những người có chung niềm đam mê đó.


Danh tiếng ca Thiếu Lâm T tng vang di qua nhiu b truyn kiếm hip ca c nhà văn Kim Dung và chuyn th thành phim

Từ năm 1983, chùa được công nhận là Tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc. Tiếng tăm về võ công của các nhà sư Thiếu Lâm Tự bắt đầu nổi tiếng vào những năm thời nhà Đường.

Hiện chùa mở một phần diện tích cho khách tham quan với các công trình như Tàng Kinh các, Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Đại Hùng bảo điện trên tổng diện tích 60.000m2. Vé tham quan mỗi du khách là 100 tệ (350.000 đồng) không phân biệt người dân địa phương hay khách nước ngoài.

“Tôi rất hạnh phúc khi lần đầu được đặt chân tới nơi đất võ. Ở đây có rất nhiều môn sinh trên thế giới tới xin học võ thuật. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, chùa Thiếu Lâm Tự hiện thành lập nhiều võ đường để phục vụ. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ học được vài động tác võ thuật cơ bản”, blogger du lịch Đoan Trường cho biết.

Ngoài ra, vị khách Việt còn được một chú tiểu hướng dẫn cách ngồi thiền giúp điều hòa hơi thở nhằm giảm căng thẳng mệt mỏi.

Một trong những điều khiến du khách yêu thích nhất là được chiêm ngưỡng bên trong Tàng Kinh các, nơi từng lưu giữ các bộ kinh sách quý về Phật pháp và võ thuật của Thiếu Lâm. Bên trong Tàng Kinh các, chính giữa thờ tượng Phật nằm tạc theo phong cách Miến Điện. Địa danh này từng được cố nhà văn Kim Dung nhắc tới trong một loạt các tiểu thuyết kinh điển về kiếm hiệp Trung Hoa.

Theo thông tin từ hướng dẫn viên du lịch, Kungfu Thiếu Lâm bắt nguồn từ những hoạt động hàng ngày của tăng sư, từ công việc đơn giản của họ như gánh nước, quét sân, chặt củi… Những hành động này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều chiêu thức võ thuật đặc trưng của họ. Bởi vậy, Thiếu Lâm Tự còn là ngôi chùa thiền nổi tiếng và học viện võ thuật Trung Quốc.

“Bún qua cu” và câu chuyn tình cm đng

Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vốn nổi tiếng với phong cảnh xinh đẹp và nền ẩm thực đa dạng. Trong đó có món “bún qua cầu” có lịch sử hơn 100 năm.

Có lẽ không chỉ vì độ ngon cùng với cách trình bày ấn tượng mà còn nhờ vào câu chuyện tình cảm động đã giúp cho món ăn này dần trở nên nổi tiếng và được yêu thích.


Món “bún qua cu” có lch s hơn 100 năm

Xưa kia tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có một hồ nước xanh trong, giữa hồ là một hòn đảo yên bình, nối với bờ bằng cây cầu gỗ. Đó là nơi sĩ tử học hành, chuẩn bị cho các kỳ thi. Trong số đó có một thư sinh siêng năng, ngày ngày vợ anh đều đi qua cầu, mang cho chồng một tô bún ăn trưa. Nhưng chàng sĩ tử lo dùi mài kinh sử đến quên cả ăn làm bún bị nguội và trương lên.

Trước tình cảnh đó, cô vợ đã tìm ra một giải pháp là chia các nguyên liệu ra để trong nhiều bát nhỏ. Riêng tô nước dùng được thêm một lớp váng mỡ lên trên nhằm giữ nóng lâu hơn. Khi đem đồ ăn sang cho chồng, cô sẽ chuyển các đồ ăn sang trước còn nước dùng thì chuyển sau cùng.

Nhờ sự thông minh và nhanh nhạy của người vợ đảm nên các bữa ăn sau này của người chồng vẫn rất nóng sốt và thơm ngon. Cuối cùng, chàng sĩ tử đã vượt qua kỳ thi và không quên công lao của vợ. Bí quyết của người vợ dần được nhiều cư dân trong vùng biết tới, học theo và lan truyền khắp nơi.

Blogger du lịch Đoan Trường chia sẻ: “Không chỉ có tên gọi độc đáo, cách chế biến của món này cũng vô cùng đặc biệt và cầu kỳ. Tôi còn ngỡ mình đang ăn lẩu chứ không phải ăn một bát bún vì có quá nhiều món được bày ra. Những nguyên liệu nhìn thì có vẻ đơn giản, dễ tìm nhưng đòi hỏi phải được kết hợp hài hòa. Đến cả cách ăn cũng phải tuân theo một trình tự nhất định mới tạo nên hương vị riêng biệt. Vừa ăn ngon miệng, vừa nhìn đã mắt và nghe sướng tai về sự tích ra đời của món ăn”.

Từng chén thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, mực, rau củ quả, đậu phụ, nấm, dưa chuột, trứng và các gia vị như giấm, tương ớt, hành lá, rau mùi, ớt tươi cùng tô bún được để riêng trong bộ dụng cụ có hình dáng như chiếc cầu trong truyền thuyết. Sau đó, một tô nước dùng rất nóng, rất lớn được dọn ra.

Lúc này, thực khách sẽ thả từng thứ vào bát và thưởng thức. Để có nước dùng sóng sánh lớp mỡ vàng óng ả nhưng không ngấy, thịt gà phải được ninh nhừ trong 5 tiếng. Một chiếc cầu có thể chứa từ 12 đến 21 món ăn.

Đầu tiên phải cho trứng vào bát nước dùng trước rồi mới cho thịt vào. Sau đó, chờ vài phút cho thịt chín rồi tiếp tục cho nấm, rau, giá đỗ vào. Lúc này, bát nước dùng vẫn còn nóng đến mức tái chín được trứng lẫn thịt và rau. Và bún sẽ là nguyên liệu được cho sau cùng để nước dùng giữ độ nóng lâu hơn.

Món ngon này mang hương vị tuyệt vời từ những nguyên liệu nhìn thì có vẻ đơn giản như gà trong vườn nhà, tôm, cá ngoài hồ, trứng chim cút hay nấm, hành, hẹ, cải, cà rốt, đu đủ trong vườn nhà nhưng đòi hỏi phải được kết hợp hài hòa và trình bày đẹp mắt, tinh tế.

Điều thú vị là từ lúc tô nước dùng được dọn ra cho đến khi bỏ hết các nguyên liệu vào theo thứ tự và ăn xong thì bát vẫn còn giữ được độ ấm nóng. Một suất ăn như vậy tùy vào topping nhiều hay ít, tùy vào quán ăn hay nhà hàng có giá trung bình khoảng 100 tệ (gần 350 ngàn đồng).

Đoàn Phưc Trưng

Bình luận (0)