Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Việt Nam đã kiềm chế tốt lạm phát

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Nâng cao tiềm lực tài chính để các ngân hàng mạnh lên, VNĐ sẽ tăng giá trị (ảnh: Hữu Nghị).

Ông Takeshi Hachimura hiện là Vụ phó Quốc tế Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Cố vấn trưởng của dự án hợp tác kỹ thuật tăng cường năng lực Ngân hàng Nhà nước do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Ông có nhận xét gì về hệ thống Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và ông muốn hiện đại hóa theo hướng nào?

Nếu ví nền kinh tế của một quốc gia như cơ thể con người thì tiền tệ được xem như các mạch máu và hệ thống NHNN là trái tim – nơi kiểm soát và “bơm” máu đến các bộ phận của cơ thể.

Kinh tế VN trong thời gian qua đã tăng trưởng nhanh nhưng trái tim lại chưa đủ “lớn” để đưa máu đầy đủ đến các bộ phận chi tiết. Do đó phải điều chỉnh, bơm máu sao cho nó chảy đều khắp từ các mạch máu chính xuống đến các mạch máu nhỏ nhất.

Người VN đi mua gì cũng có xu hướng dùng tiền USD, trong khi cơ thể kinh tế của VN cần được nuôi dưỡng bằng VNĐ. Vì vậy nhiệm vụ của tôi tại VN là phải làm sao cho VNĐ mạnh lên và phải tạo được cơ sở hạ tầng để người Việt thích dùng tiền Việt. Khi đã làm được như vậy sẽ kéo theo các chính sách tiền tệ có lợi.

Thế giới hiện đang phải đối mặt với suy thoái và lạm phát. Vậy theo ông, VN đang ở mức nào? Ông sang VN để giúp kiềm chế lạm phát, vậy ông đã mang được những kinh nghiệm gì từ Nhật Bản sang?

Có những lời đồn thổi vào đầu hè năm nay rằng VN có khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ do tỉ lệ lạm phát cao và VND giảm giá nhiều nhưng đây là luồng dư luận không thực tế. Giá lương thực và giá dầu tăng khiến cho nhiều nước lo lắng, tuy ở Nhật Bản mới là một mối lo thì ở VN đã là hiện thực.

Nhưng tôi cho rằng, mặc dù giá nhiên liệu, lương thực thế giới tăng cao, tuy nhiên, cho tới nay Chính phủ VN đã đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Nếu chỉ tính riêng về lạm phát, thì Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm chia sẻ có ích cho VN.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, thế giới trải qua cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu tiên. Khi đó tại Nhật Bản, Thống đốc BOJ Maekawa khi đó đã đưa ra biện pháp thắt chặt tiền tệ, thay đổi cơ cấu kinh tế dưới sự giám sát và quản lý của chính phủ nên đã hạn chế được lạm phát, trong khi Mỹ và châu Âu không làm được điều đó. Do đó, kinh nghiệm của Nhật Bản thời đó rất có ích cho VN bây giờ.

Cho đến lúc này, VN đã đưa ra nhiều biện pháp để chống lạm phát, theo ông những biện pháp này có kết quả không?

Khi mới sang VN làm việc, tôi rất ngạc nhiên vì Chính phủ VN đã không chỉ cố gắng kiểm soát lạm phát mà còn làm tăng lượng lưu thông tiền đồng – một khía cạnh tích cực mà nhiều nước không để ý đến.

Thống đốc BOJ cũng đánh giá cao trước những gì Chính phủ VN đã làm để kiềm chế lạm phát. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị phá hủy, nhưng sau đó lại trở thành “kỳ tích châu Á” với mức tăng trưởng cao.

Trong các nước ASEAN, chỉ có VN là có mức tăng trưởng cao giống Nhật Bản lúc ấy, người Việt cũng giống người Nhật, chăm chỉ làm việc và đa số theo đạo Phật.

Đất nước nào cũng mong muốn đạt được cân bằng giữa tăng trưởng cao và lạm phát. Nên việc phải bảo đảm tăng trưởng bền vững là quan trọng nhất. Trong chừng mực đó, Chính phủ VN đã làm rất tốt. Có thể có các nhà kinh tế, tổ chức quốc tế cho rằng như vậy là chưa đủ nhưng theo tôi, VN đã làm tốt nhất rồi.

Kế hoạch sắp tới của ông để xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành ngân hàng VN?

Khi tôi đến các ngân hàng VN, tôi thấy cán bộ, nhân viên làm việc rất bận rộn. Một lý do mà họ phải đối mặt với việc quá bận bịu như vậy là vì cơ sở hạ tầng tài chính cần thiết còn chưa tốt.

Hệ thống ngân hàng phải là nơi có được một hệ thống thanh, quyết toán tốt nhằm thúc đẩy quá trình sản sinh ra tiền và đưa tiền vào lưu thông, đồng thời nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Cho nên NHNN phải có sự chỉ đạo để việc sử dụng tiền của người dân không phát sinh ra những điều vô ích.

Vậy theo ông, xây dựng chương trình này phải mất bao lâu?

Một vài năm thì không kịp. Theo kinh nghiệm của tôi, có thể cần tới 5 năm để xây dựng được hệ thống phát hành tiền, gửi tiền và thu hồi. NHNN có thể phát huy vai trò chỉ đạo thông qua các ngân hàng thương mại tư nhân, hiện đang thành lập những trung tâm tiền mặt, góp phần làm cho sự lưu thông tiền tệ tốt hơn, VNĐ mạnh hơn. Biết trân trọng đồng nội tệ thì nó sẽ trở nên mạnh lên.

Nhật là một trong những nước cung cấp nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) lớn nhất cho VN. Liệu một trong những nguyên nhân gây lạm phát là do nguồn tiền này đổ vào VN nhiều quá, trong khi VN yếu kém về quản lý ?

Tôi cho rằng VN quản lý tốt nguồn ODA. Điều quan trọng là phía viện trợ không nên ép nước nhận viện trợ cách thức làm thế nào. Khi VN vay tiền của ai đó bao giờ cũng có sự thỏa thuận giữa hai bên, cũng có những điều kiện cho vay đi kèm, buộc chính phủ phải thực hiện những chính sách.

Do đó, tôi muốn tư vấn cho VN xây dựng một cơ thể kinh tế đủ mạnh để đứng vững. Trong phát triển kinh tế, Nhật Bản gặp cả thành công và thất bại. Tôi muốn mang cả hai loại kinh nghiệm này đến chia sẻ với VN.

Xin cám ơn ông!

Theo dantri

Bình luận (0)