Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Việt Nam làm gì để chặn suy giảm kinh tế?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Với thực tế trên, việc chuẩn bị và đưa ra những quyết sách điều hành vĩ mô kịp thời, đúng đắn, vừa ngăn ngừa khả năng suy giảm, đình trệ của nền kinh tế, vừa khống chế được lạm phát và duy trì chế độ tỷ giá thích hợp đang là bài toán nan giải hiện nay.

Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến xung quanh vấn đề trên.

“Muốn vay phải chứng tỏ được”

(Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

“Mới đây, khi trực tiếp làm việc với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tôi đã gợi ý với họ rằng: nông nghiệp đang mùa thu hoạch, với điều kiện hiện nay, Agribank có thể cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nông dân.

Một ngày sau, ngân hàng này đã triển khai hạ lãi suất cho vay với đối tượng này trên toàn hệ thống  với mức nhỉnh hơn một chút so với thời điểm trước khi xảy ra lạm phát. Tôi nghĩ, đây là mức chấp nhận được trong thời điểm này.

Ngoài ra, Agribank là một trong những ngân hàng triển khai cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực nông thôn với mức thấp nhất trong hệ thống. Cùng với Agribank nhiều ngân hàng thương mại cũng đã hạ lãi suất.

Như vậy, với sự điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, đã mở ra cho các ngân hàng thương mại cơ hội giảm lãi suất, góp phần giảm chi phí vốn cho bên vay vốn.

TuCuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực không nhỏ đến kinh tế Việt Nam - Ảnh: Việt Tuấn.y nhiên, theo phản ánh gần đây, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Do đó, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã họp với 30 hiệp hội ngành hàng và 100 doanh nghiệp ở TPHCM.

Tại buổi làm việc, có khá nhiều vấn đề cần lưu ý: bên cạnh các ý kiến phản ánh khó tiếp cận vốn thì không ít trường hợp như Tổng Công ty Bến Thành được ngân hàng chào mời vay vốn nhưng lại vay dè dặt.

Có lẽ, chúng ta nên tiếp cận vấn đề từ chỗ: ngân hàng và doanh nghiệp là quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Cơ sở mối quan hệ này chính là sự thỏa thuận theo cung cầu vốn và sự ràng buộc hợp đồng kinh tế với những điều kiện mỗi bên đưa ra. Những doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tức là không đảm bảo điều kiện vay vốn, trong khi ngân hàng cũng phải lo đến sự an toàn của họ.

Ngược lại, những dự án hoặc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh sẽ được ngân hàng săn đón. Hiện tại, nhiều ngân hàng thương mại đang tìm doanh nghiệp, dự án tốt để cho vay.

Từ thực tế này, tôi nghĩ, để ngân hàng giải ngân vốn, doanh nghiệp phải chứng tỏ được tình hình tài chính lành mạnh, phương án trả nợ tốt, thay vì Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị bằng mệnh lệnh hành chính để ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay. Xét cho cùng, ngân hàng cũng chỉ là đơn vị đi vay để cho vay.

“Bất động sản không gây bất ổn”

(Ông Trương Thái Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Quân, TPHCM)

“Về quy trình thực hiện tín dụng bất động sản tại hệ thống ngân hàng thương mại, hạn mức tín dụng được các ngân hàng cung cấp thường không quá 50% của 70% giá trị thị trường bất động sản thế chấp.

Nghĩa là tỷ lệ tài trợ của ngân hàng với một khoản đầu tư bất động sản của cá nhân thông thường dừng ở mức 35% giá trị tài sản. Điều này là động lực thúc đẩy người sử dụng tín dụng thanh toán đầy đủ phần lãi thường xuyên do thiệt hại của họ có thể lên tới 65% giá trị tài sản.

Với các dự án phát triển bất động sản kinh doanh, phần thẩm định của ngân hàng sẽ rất chặt chẽ và tập trung vào tính khả thi, mức độ sinh lời của dự án, tiềm lực tài chính, kế hoạch bán hàng… của đơn vị chủ dự án.

Bởi vậy, theo tôi, dù trong hoàn cảnh nền kinh tế đang chịu áp lực không nhỏ từ những diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng hiện tại, Chính phủ đang kiểm soát tốt vấn đề này. Vì thế, việc đổ vỡ tín dụng bất động sản là khó có thể xẩy ra”.

“Thị trường trong nước cần “đỡ” cho xuất khẩu”

(Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương)

“Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay chưa thể xác định được thiểu phát hay giảm phát nhưng do ảnh hưởng của thị trường tài chính toàn cầu và tình hình chung của thế giới, nhu cầu tiêu dùng trong nước đang có những dấu hiệu co lại.

Qua đánh giá sơ bộ của Bộ Công Thương trong tháng 11/2008, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có mức tăng trưởng chậm lại, mặc dù về lượng không giảm nhiều nhưng do giá tăng đã không kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Tình hình xuất khẩu cũng đang rất căng thẳng. Vì vậy, thị trường trong nước cần phải vươn lên đỡ cho xuất khẩu. Đang có nhiều mặt hàng của Việt Nam không xuất khẩu được, điều này đã đẩy những doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào tình trạng khó khăn.

Bộ Công Thương đang tập trung nghiên cứu để tăng lượng xuất khẩu trong hai tháng cuối năm 2008 và tạo đà cho những tháng đầu năm 2009. Nhưng đây cũng sẽ là mục tiêu khó trong giai đoạn hiện nay khi thị trường thế giới cũng đang giảm chi tiêu.

Hiện nay một số nước trên thế giới đang thực hiện giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng khi mua hàng. Nhưng trong điều kiện Việt Nam vẫn đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nếu áp dụng biện pháp này sẽ không hợp lý. Do vậy, Bộ Công Thương vẫn chưa tính đến phương án trên.

Ngày 1/1/2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ, chắc chắn các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam cả về chất lượng dịch vụ, công nghệ…

Vì vậy, Bộ Công Thương đang chuẩn bị đề án tập trung củng cố và tạo điều kiện phát triển một số nhà phân phối trên toàn quốc làm nòng cốt trình Chính phủ để giúp cho ngành bán lẻ Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các nhà bán lẻ ngoại”.

“Ba việc cần làm để chặn đà suy giảm”

(Ông Nguyễn Văn Cường, Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

“Để giải quyết những thách thức, đặc biệt là dấu hiệu suy giảm của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay, theo tôi, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề sau.

Trước hết, lãi suất phải giảm mạnh hơn nữa. Mặc dù lãi suất cơ bản đã giảm xuống 11%/năm nhưng giới hạn tối đa để các ngân hàng thương mại cho vay ra vẫn ở mức 16,5%/năm. Lãi của doanh nghiệp không thể bù đắp lãi vay và vẫn chưa thể kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất.

Vì vậy, trong vòng 6 tháng tới, mỗi tháng lãi suất nên giảm 1%/tháng sao cho lãi suất cơ bản trở về mức 8%/năm sẽ hợp lý hơn. Điều này vừa kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, vừa góp phần thực hiện mục tiêu chống lạm phát và ngăn ngừa suy giảm kinh tế.

Hiện tại các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thực hiện giảm lãi suất cơ bản như: Nhật Bản đang quay trở lại áp dụng mức lãi suất 0%, các nước EU đang áp dụng là 1,5-2%/năm, Mỹ là 1%/năm… Tuy nhiên, khi giảm lãi suất nên đề phòng lạm phát quay đầu trở lại.

Bên cạnh đó, cần giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và nên ưu tiên cho từng đối tượng và lĩnh vực cụ thể, không cào bằng. Kèm theo đó là kiểm soát giá bán dựa trên tính toán các yếu tố chi phí đầu vào để chính sách đạt được mục tiêu.

Ngoài ra, phải giải quyết bức xúc hiện nay về giá cả trong mối tương quan với giá xăng dầu và giá điện. Hiện tại, giá xăng dầu đã thả nổi nhưng chưa thực hiện đầy đủ và theo diễn biến thị trường. Bằng chứng là khi giá dầu thô trên thế giới giảm tới 50% so với thời điểm giá cao nhất nhưng giá xăng trong nước chỉ giảm nhỏ giọt và chưa tương xứng với thị trường thế giới.

Thêm vào đó, trong lúc này chưa nên tăng giá điện vì xăng dầu và điện là các yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm”.

Theo Nhóm PV
VnEconomy

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)