Hội nhậpThế giới 24h

Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Hơn nửa đầu năm 2008, xuất khẩu lương thực, thực phẩm của Việt Nam tăng trưởng trên 100% so với cùng kỳ năm trước. 

Hàng hóa nông sản Việt Nam có nhiều loại chất lượng rất tốt, nổi tiếng như cà phê, hạt tiêu, chè, điều… song thực tế người tiêu dùng nước ngoài không mấy biết đến vì chưa có thương hiệu riêng, bao bì, nhãn mác chưa đẹp, chưa hấp dẫn. Đặc biệt chất lượng hàng xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam có tiềm năng kinh tế cao vẫn chưa len lỏi được vào thị trường thế giới. Chất lượng hàng nông sản là tổng hợp của các yếu tố: chủng loại thực vật, điều kiện địa hình, khí hậu – thời tiết, cách chăm sóc, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển… Trong đó, các khâu canh tác, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển là con người có thể tác động, can thiệp, thay đổi.

Theo nhận định của ông Nguyễn Nam Hải – TGĐ Cty CafeControl, hiện nay, hàng nông sản Việt Nam có sức hút rất lớn trên thị trường. Với cà phê, Việt Nam đã có thể áp đặt được tiêu chuẩn của mình lên cà phê thế giới. Thế giới đã theo chuẩn của Việt Nam. Xu hướng phụ thuộc vào chuẩn áp đặt từ cà phê các nước đã đổi chiều. Đó là một lợi thế. Ông Hải cho biết, năm nay, riêng CafeControl đã xuất được 30 loại hàng hóa với chất lượng khác nhau, trong đó, tỷ lệ cà phê chất lượng kém giảm hơn 50%. Tuy chất lượng qua các năm có sự chuyển biến trên cơ sở sự quan tâm của nông dân và DN trong việc thu hoạch và chế biến. Chính giá nông sản và cà phê 3 năm gần đây tăng trưởng cao cũng là động lực để nông dân và DN chú trọng quan tâm tới chất lượng hơn trước.

Theo ông Hải, biện pháp để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, trước hết Tổng cục Đo lường chất lượng (bộ KHCN) cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với bộ NN-PTNT, các hiệp hội bổ sung và hoàn thiện Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN cho từng mặt hàng. Việc quản lý chất lượng đòi hỏi phải tổ chức kiểm tra và được thể hiện bằng những chính sách thiết thực. Khi sản xuất bền vững, chất lượng sẽ cao.

Ông Vũ Thanh Sơn – TGĐ TCty Thương mại Hà Nội (Hapro) chia sẻ: Muốn nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản, thực phẩm, DN cần phải đầu tư thích đáng cho khâu xử lý sau thu hoạch, đóng gói, bao bì và chế biến. DN phải quảng bá rộng rãi thông tin về sản phẩm, đặc biệt phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nông sản, thực phẩm Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị cấm nhập khẩu vào EU, bị tiêu hủy hoặc trả lại hàng, thiệt hại cho DN sẽ không nhỏ. Nhà nước, các cơ quan chức năng chuyên môn cần có những cơ chế và giải pháp thích hợp để trợ giúp cho DN và nông dân nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh và mở rộng thị trường quốc tế. Bởi DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mang nhiều yếu tố xã hội như tạo việc làm và thu nhập cho nông dân… Bên cạnh đó, cần phải cải tiến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu cần sự phối hợp, hỗ trợ để đổi mới công nghệ từ khâu sản xuất, thu hái, chế biến, bảo quản… Về vốn tín dụng, cần cho DN vay theo thời vụ với hạn mức hợp lý để mua nguyên liệu chế biến hàng chất lượng cao xuất khẩu, đừng để nông dân bị ép giá khi cần tiền phải bán giá thấp hơn giá thị trường.

“Nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu giá trị gia tăng thu được vẫn còn rất thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao. Điều này đòi hỏi không chỉ các DN mà cả Nhà nước và các cơ quan chức năng, chuyên môn cần phải nỗ lực rất nhiều mới có thể nâng cao được uy tín và vị thế cho nông sản, thực phẩm Việt Nam trên thương trường thế giới” – Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VCCI nhấn mạnh.

Viết Đoàn – Bảo Tuấn (dddn)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)