Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Việt Nam – phát triển thịnh vượng trên nền tảng con người

Tạp Chí Giáo Dục

Con ngưi là mt trong 4 tr ct (Th trưng, Th chế, Con ngưi và Văn hóa) đ xây dng Vit Nam tiến đến 2045 phát trin hùng cưng, thnh vưng, sánh vai vi các cưng quc năm châu. Điu này đòi hi cn đưc phát trin đng b, bn vng trên các phương din sc khe, trí tu, ch s hnh phúc…


Xây dng ngun thc phm sch, an toàn s đem đến nhng con ngưi khe mnh, trí tu tt

Cn xây dng thêm ch s sc khe

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang phát triển, đến năm 2045 sẽ là quốc gia phát triển, ở đó con người là nền tảng. Nền tảng này phải xuất phát từ trí tuệ, nhưng muốn có trí tuệ thì sức khỏe phải tốt.

Bà Thái Hương – Chủ tịch TH True Milk – cho rằng, ngay từ bây giờ phải tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp xanh, sạch, mang đến những nguồn thực phẩm an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Như vậy, cần xây dựng những tầng lớp, thế hệ doanh nhân tốt để thực hiện định hướng này.

Đến năm 2045, Việt Nam phát triển thịnh vượng, văn minh, ở đó con người được sống trong hòa bình, an lành; môi trường sống luôn luôn được bảo vệ và hướng tới sự chia sẻ. Việt Nam có truyền thống yêu nước, an ninh chính trị tốt, con người nhân ái, chịu khó sẽ là lợi thế tạo ra đội ngũ doanh nhân xây dựng những sản phẩm tốt cho sức khỏe, trí tuệ con người.

“Chúng ta nên đi theo con đường đất nước có nền nông nghiệp cao, phát triển bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn quốc tế trên đất Việt Nam”, bà Hương cho biết.

Còn theo bà Nguyễn Mai Thanh – Chủ tịch HĐQT Công ty REE, khi quyết định một vấn đề cần nghĩ đến con người, trong đó có môi trường không khí và nguồn nước. Hiện chúng ta đang sống trong môi trường rất ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe. Bụi mịn hàng ngày từ khí thải của xe cộ, giao thông, sản xuất công nghiệp; nhiều dòng sông phải hứng chịu chất thải do doanh nghiệp thải ra…

“Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới là hết sức tự hào. Chưa bao giờ chúng ta hạnh phúc như bây giờ, điều này thể hiện rõ qua kết quả phòng chống đại dịch Covid-19 đã giúp đất nước duy trì phát triển kinh tế, chỉ số GDP trong hoàn cảnh khó khăn. Tuy chúng ta thực sự hạnh phúc nhưng lại đang sống trong bầu không khí ô nhiễm. Vì thế, Chính phủ khi xây dựng các chỉ số kinh tế – xã hội từ nay đến 2045 cần xây dựng nhiều hơn các chỉ số có tính hạnh phúc, trong đó có sức khỏe con người chứ không chỉ về kinh tế. Và mỗi người đều có thể tham gia bảo vệ môi trường, từ gia đình cho đến doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ”, bà Thanh nói.

To môi trưng thu hút ngưi tài

Việt Nam muốn giàu mạnh thì phải có các doanh nhân, doanh nghiệp và các trường đại học hàng đầu ươm mầm nhân tài. Đây là cơ sở xây dựng sức mạnh kinh tế, trau dồi nội lực, cũng là các yếu tố quyết định vị thế, an ninh, tiền đồ dân tộc của quốc gia trên trường quốc tế.

TS. Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM – nhấn mạnh, hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nếu không có được hai nguồn lực từ khu vực doanh nhân, doanh nghiệp và nguồn lực tri thức, khoa học công nghệ nói chung thì khó có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ở thời đại toàn cầu hóa, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân phải thực sự trở thành người tài dẫn dắt đất nước. 25 năm trước, Việt Nam còn bỡ ngỡ gia nhập thị trường toàn cầu. Sau Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty 1990; doanh nghiệp, doanh nhân bắt đầu hình thành phát triển và vô cùng vững chắc ở thời điểm hiện tại. 25 năm nữa, vị trí tầng lớp doanh nhân và tri thức còn quan trọng hơn nữa, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Những việc đang làm hôm nay chính là chuẩn bị cho 25 năm tới.


Môi trưng ô nhim là mi lo cho cuc sng con ngưi

Làm thế nào để xây dựng được trường đại học hàng đầu, theo TS. Tự Anh, hiện nước ta chưa tạo ra được hệ sinh thái, môi trường dung dưỡng người tài, hạt giống vô cùng tốt ở trong nước. Việt Nam may mắn có những hạt giống trí tuệ đã được giải thưởng Fields mà nhiều quốc gia lớn láng giềng chưa có. Có những nhân tài nằm trong danh sách chờ nhận giải Nobel như GS. Ngô Bảo Châu, GS. Vũ Hà Văn… nhưng để “nảy mầm”, vươn tới đỉnh cao họ vẫn phải “nở hoa” ở nước ngoài chứ không phải trong nước. Tương tự rất nhiều startup cũng ra nước ngoài khởi nghiệp để phát triển. “Như vậy, cần tạo ra được môi trường thu hút người tài sẽ là điều kiện tiên quyết phát triển các trường đại học hàng đầu, viện nghiên cứu khoa học lớn và các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam”, TS. Tự Anh cho biết.

Cũng theo TS. Tự Anh, cần có cơ chế thu hút đội ngũ doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài. Họ là những nhà trí thức thành công, không thể tách rời dân tộc trong việc đóng góp chất xám, tài chính cho sự phát triển đất nước. Đây là cơ sở đi tới năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng, hùng cường nhưng hòa hợp và tạo ra được sự đồng thuận của dân tộc.

Theo GS. Võ Tòng Xuân, chúng ta nói nhiều đến giáo dục nhưng chất lượng đào tạo đầu ra ở bậc đại học chưa đạt yêu cầu. Nếu các trường đại học chưa được tự chủ hoàn toàn, Bộ GD-ĐT còn giữ lại để kiểm soát thì không bao giờ chúng ta có được chất lượng đại học một cách thực sự. Vì còn kiểm soát tức là còn xin – cho, mà còn xin – cho thì chất lượng không thể tốt…

Nguyn Ngc

Bình luận (0)